SGK Sinh Học 6 - Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật

  • Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật trang 1
  • Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật trang 2
  • Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật trang 3
Bài 49	BÀO VỆ sự ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
Mồi loài trong giới Thực vật đều có những nét đặc trưng về hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống,... Tập hợp tất cả các loài thực vật với các đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng của giới Thực vật.
Hiện nay có một thực trạng là tính đa dạng của thực vật đang bị suy giảm do tác động của con người. Vì vậy cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
Đa dạng của thực vật là gì ?
JI Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sông của chúng. Nó được biểu hiện bằng :
Số lượng các loài và sô lượng cá thể trong mỗi loài.
Sự đa dạng của môi trường sông.
Tinh hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam
à) Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật
Các nhà Thực vật học ở Việt Nam đã cung cấp những sô liệu phản ánh tính đa dạng thực vật ở nước ta như sau :
Sô lượng các loài thực vật có mạch (Quyết, Hạt trần, Hạt kín) có tới trên 12 000 loài. Rêu và Tảo cũng có tới 1 500 loài. Rất nhiều loài có giá trị kinh tê và khoa học.
Môi trường sống của các loài thực vật rất phong phú : dưới nước (ao, hồ, sông, suối, biển,...), trên cạn (từ bờ biến đến vùng núi cao), tạo nên nhiều sinh cảnh khác nhau.
b) Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam
- Nguyên nhân : nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sông.
Hậu quả : nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng, môi trường sống của chúng bị thu hẹp hoặc bị mất đi, nhiều loài trở nên hiếm, thậm chí một sô loài có nguy cơ bị tiêu diệt.
Những loài thực vật quý hiếm xuất hiện ngày càng nhiều. Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị về mặt này hay mặt khác và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
Các nhà thực vật học nước ta đã thống kê được trên 300 loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam.
Một vài ví dụ về thực vật quý hiếm :
Cây trắc là loài cây gồ to, cao tới 25 - 30 m, mọc trong rừng rậm nhiệt đới từ Quảng Nam vào đến Đồng Nai, Kiên Giang. Cây cho gồ quý, thớ mịn, vân đẹp, không bị mối mọt, dùng đóng đồ đạc cao cấp (sa lông, sập gụ, đồ chạm khảm,...). Hiện nay loài cây này đang bị khai thác rất mạnh và nơi sống bị thu hẹp (H.49.1).
Cây tam thất là loại cỏ lâu năm, có thân rề hình củ. Cây mọc rải rác dưới tán ràng rậm ở núi cao vùng Sa Pa (Lào Cai). Đây là cây thuốc quý được ưa chuộng vì củ của nó có tác dụng bổ máu, tăng hổng cầu, tăng lực, chừa cầm máu, thổ huyết và nhiều bệnh khác. Loài cây này vốn hiếm lại đang bị khai thác mạnh nên có thê đang bị tuyệt chủng (H.49.2).
Hình 49.]. Cành cây trắc
Hình 49.2. Cây tam thất
Hãy kê tên một vài loài cây quý hiếm mà em biết.
Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật
Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm đê bảo vệ số lượng cá thể của loài.
Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn ... để bao vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.
Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt.
Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân đê cùng tham gia bào vệ rùng.
Sự đa dạng của thực vật được biểu hiện bàng số lượng toài và cá thề của loài trong các môỉ trường sóng tự nlỉỉên.
Việt Nam có sự đa dạng vè thực vật khá cao, trong đó nhiêu loài có giá trị nhưng đang bị gỉàm sút do bị khai thác và mồi trường sống cùa chúng bị tàn phá, nhiêu loài trỏ nên kiếm.
Cần phải bào vệ sự đa dạng thực vật nói chung và thực vật quý hiếm nóỉ riêng.
hài
Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giám sút ?
Thê nào là thực vật quý hiếm ?
Cần phải làm gì đê bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam ?
j m CÓ biết f
- Việt Nam hiện có trến 100 khu bảo tồn thiên nhiên đã được chính phù công nhận với diện tích khoảng 2 triệu hecta. Một vài khu vườn Quốc gia nối tiếng như Cúc Phương, Tam Đảo, Ba Vì, Cát Tiên,...
Sau khi một sô khu bảo tồn tự nhiên được thành lập và đi vào hoạt động, hầu hết các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt diệt ví dụ như : hổ, báo, sao la,... (động vật); trắc, gụ, giáng hương, cẩm lai,... (thực vật) đã được bảo vệ.