Bài số 36: Tả con sông quê hương em

  • Bài số 36: Tả con sông quê hương em trang 1
  • Bài số 36: Tả con sông quê hương em trang 2
  • Bài số 36: Tả con sông quê hương em trang 3
Bài sô 36
Tả con sông quê hưong em.
Bài làm 1
Sông Tuý Loan
Tuý Loan là nơi chôn nhau cắt rốn của em. Tuý Loan là một làng cố, cách thành phố Đà Nằng độ 15 cây số. Tên của con sông Tuý Loan đã trở thành tên làng em.
Đôi bờ sông Tuý Loan êm đềm là miền quê trù phú. Luỹ tre, vườn cây trái, bãi mía, nương dâu... xanh ngút ngàn. Đứng bên này bò’ sông, du khách đã nhìn thấy ngôi đình cổ được xây dựng cuối thế kỉ XIX, thấy cây đa cổ thụ rợp bóng sân đình, bến đò. Hai bên bờ sông là những bến nước được xây gạch, những bến đò thơ mộng, là chợ làng, tấp nập đông vui, trên bến dưới thuyền, buôn bán sầm uất. Chợ Tuý Loan là đầu mối lưu thông hàng hoá xuôi ngược nổi tiếng ở Quảng Nam, Đà Nằng xưa nay. Ngày đêm thuyền bè xuôi ngược như mắc cửi. Tôm cá, nước mắm theo thuyền buôn từ Đà Nang, Hội An ngược lên cập bến. Tre, gỗ, song mày, trầm hương, măng, mộc nhĩ... từ miền Tây tuôn về. Hàng thủ công mây, tre, chiếu, nón... Cẩm Nê chỏ’ đến. Làng Tuý Loan có nghề làm mì Quảng, bánh tráng ngon nối tiếng trong vùng. Tiếng hát, tiếng hò trên sông Tuý Loan vang vọng sớm chiều:
‘Tuý Loan trăm thứ đểu ngon,
Vừa vừa cái miệng, kẻo chồng con hết nhờ... ”
Hội làng Tuý Loan mỗi năm mở vào hai kì xuân, thu: ngày 19 tháng giêng và 11,12 tháng tám âm lịch. Những ngày lề hội, sông Tuý Loan có hảng trăm, hàng nghìn con thuyền đố về. Hàng ngàn bô lão, trẻ con, trai thanh gái lịch tú' xú' kéo đến dự hội. Hai bên bờ sông rực rỡ sắc phục quần áo, dòng sông bến đò như chở đầy tiếng cười, tiếng hò, tiếng hát. Sông Tuý Loan là sông Tương của quê em. sầm uất, hữu tình và thơ mộng...
Trương Thị Ái Duyên, 3E
Trường Tiểu học Tuý Loan - Đà Nắng
Bài làm 2
Hình như những người làng tôi đi xa khi nghĩ về quê mình, đầu tiên đều nghĩ đến con sông và tự hào về nó.
Con sông không biết bắt nguồn tù' những ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp, nơi có những ngọn núi xanh biếc xa xôi kia. Khi đi qua làng tôi, dòng sông chảy êm ả dịu dàng, như cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía làn nước trong xanh của nó. Chỗ rộng nhất của sông khi qua làng khoảng 300 mét. Dòng sông như lặng đi trước cảnh đẹp của làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đố bóng mát rượi xuống hai bờ. Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi, mắt lim dim, kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước.
Ngay giữa làng tôi, con đường chạy thang xuống bờ sông, gặp bến đò, rồi nối với con đường ở bờ sông bên kia. Người làng, đi lên huyện, lên tỉnh, qua làng khác, đều theo con đưởng ấy mà di, khiến cho bến đò lúc nào cũng đông người qua lại. Chúng tôi cũng ngày ngày qua ben đò ấy mà đen trường ớ xóm bên kia sông.
Sáng nào, dòng sông cũng xao động vì nhưng chuyên đò qua lại. Mặt nước xô nhau lãn tăn chạy mãi vào bờ, khiến cho buối mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh nho nhỏ. Trên màu xanh biếc của con sông và lá tre, nổi lên màu trắng của áo học trò, màu vàng của đám cây ô rô, cóc kèn lá úa và màu đỏ rực của khăn quàng thiếu niên. Tiêng chuyện trò nghe râm ran, vang vọng mãi đến hai đầu sông. Đó là những ngày rất đẹp của con sông.
Gặp những ngày mưa lũ, con sông không còn êm ả đi qua làng. Nó mang dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu bọt, réo sôi, vội vã chạy đi, như muốn đưa nhanh dòng nước thừa thãi đố ra biến để tránh ngập lụt cho đồng ruộng, xóm làng. Trên bờ, những ngọn tre oằn oại cả thân mình như tuyệt vọng giục dòng nước chày nhanh hon. Những ngày ấy, qua đò đê đến lớp thật là vất vả. Mưa và gió vi vút bên sông làm chúng tôi ướt lạnh. Con đò khó nhọc nhích từng quãng ngắn và thường không đến bờ đúng noi quy định. Dầu có những ngày vất vả như thế, tôi vẫn yêu con sông quê hương thiết tha.
Lê Duy Văn, 3A
Nho Quan - Ninh Bình