Bài số 63: Hãy tả một nông cụ (hay một ngư cụ, một đồ dùng của người thợ thủ công mà em biết hoặc đã nhìn thấy)

  • Bài số 63: Hãy tả một nông cụ (hay một ngư cụ, một đồ dùng của người thợ thủ công mà em biết hoặc đã nhìn thấy) trang 1
  • Bài số 63: Hãy tả một nông cụ (hay một ngư cụ, một đồ dùng của người thợ thủ công mà em biết hoặc đã nhìn thấy) trang 2
Bài số 63
Iĩiĩỵ tă một nông cụ (hay một ngư cụ, một dồ dùng
của người thọ’ thủ công mà em biết hoặc đã nhìn thay).
Bài làm
Chiếc thuyền thúng
Tôi đã nhiều lần nhìn thấy những chiếc thuyền buồm, những tàu viễn dương khổng lồ cập bến cảng. Tôi cũng đã nhìn thay những chiếc thuyền đánh cá chạy bằng máy nổ, cá đẩy khoang, từ biền khơi trở về bến. Nhưng rất lạ, là mỗi khi nhìn thay chiếc thuyền thúng, lòng tôi lại rộn lên bao điều khó tả.
Quê tôi là một làng chài ven biển thuộc huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá. Anh trai tôi đánh cá ớ biển khơi xa bàng thuyền lớn, mồi lan ra khơi đánh bắt. thường chín, mười ngày mới trở về. Còn cha tôi lại dùng thuyền thúng để câu cá, câu mực, sáng đi chiều về.
Thuyền thúng được đan bằng tre cật. Người thợ đan thuyền thúng chọn loại tre đặc biệt, tạo thành nan dài, vót bóng nhẵn, có độ dày. có bản rộng nhất định... Nan tre được hong lửa, hun khói rồi phơi khô, xử lí nhiệt một cách kĩ lưỡng, rồi mới đan, tạo thành hình bán cầu. Vành của chiếc thuyền thúng cũng bằng tre. được nẹp bằng sợi mây đều tăm tap và rat chắc bền. Thuyền thúng đan xong lại tiếp tục được hong lứa và hun khói, sau đó được quét, được phú bàng dầu rái hoặc hắc ín cả trong lẫn ngoài. Thuyền thúng phải được sơn đi sơn lại một số lần nhất định đê chống thấm. Cứ độ bốn năm tháng sau, thuyền thúng lại được “tân trang’" một lần, quét dầu rái, quét hắc ín để chống thấm, chống rò rì.
Mồi chiếc thuyền thúng có một đòn tre bóng lộn bắc ngang để ngồi câu, đế vác thuyền từ nhà ra bến, hay từ ben về nhà. Thuyền thúng có đặc điểm là tuy nhó bé nhưng rất ít khi bị sóng gió lật úp và thường không bị chìm. Nó là dụng cụ để câu cá, câu mực gần bờ rat thuận tiện.
Những hôm đẹp trời, sóng êm biến lặng, cha tôi lại vác thuyền thúng ra bên. Cũng có cây điếu thuốc lào, bao diêm, gói thuốc và chai nước lọc mang theo. Chiều nào về cũng có dăm bảy cân cá, cân mực tươi. Cha tôi thường nói vui: “Thu nhập từ chiếc thuyền thúng bàng lương hưu đại tá của chú Xuân đó”.
Thuyền thúng còn gọi là cái mủng. Bà con quê tôi còn dùng mung đế hái sen, hái rau muống, rau rút, vớt bèo trên ao, trên hồ. Cái mùng nhỏ bé mà tiện lọi. Có thê dùng chân, dùng bản tay, dùng bơi chèo (bàng ba chiếc đũa cả) đế bơi.
Gia đình tôi khấm khá hơn nhờ chiếc thuyền thúng của cha tôi. Nhiều lần nhìn chiếc thuyền thúng, tôi chợt nhớ đến câu thơ của cụ Nguyền Khuyến khi học bài Mùa thu câu cá:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tèo teo...
Phải chăng "chiếc thuyền câu bé tẻo teo” ấy cũng giống chiếc thuyền thúng mà cha tôi vẫn dùng để đi biển câu cá, câu mực!
Lê Trần Quỳnh, 3A
Trường Tiểu học Nga Thuỷ
Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hoá