Bài số 85: Tả một loài chim đẹp mà em thường thấy hoặc em biết

  • Bài số 85: Tả một loài chim đẹp mà em thường thấy hoặc em biết trang 1
  • Bài số 85: Tả một loài chim đẹp mà em thường thấy hoặc em biết trang 2
  • Bài số 85: Tả một loài chim đẹp mà em thường thấy hoặc em biết trang 3
  • Bài số 85: Tả một loài chim đẹp mà em thường thấy hoặc em biết trang 4
  • Bài số 85: Tả một loài chim đẹp mà em thường thấy hoặc em biết trang 5
  • Bài số 85: Tả một loài chim đẹp mà em thường thấy hoặc em biết trang 6
Bài sô 85
Tá một loài chim đẹp mìì em thường thấy hoặc em biết.
Bài làm 1
Chim chích choè
Vườn bà nội trồng nhiều cây ăn quả: chuối, khế, đu đủ, na, cam, chanh, bòng, ổi,... Đây cũng là nơi gia đình chích choè gồm 6 con chiếm giữ, coi như giang sơn của mình.
Chích choè sống theo đôi. Chúng có cái mỏ nhọn và dài. Lông đen pha xanh biếc bao trùm lưng và đuôi. Đầu và ngực màu ghi. Bụng và đuôi (phía dưới) trắng mịn. Ớ cặp cánh điếm sọc trắng, ta tưởng là chim khoác thêm áo gi-lê. Chân chúng màu hung cao, có bốn móng nhọn, rất sắc.
Chích choè là loài chim đẹp, đầu có mào đỏ, đít cũng màu đỏ. Tiếng hát của chúng inh ổi như tiếng chuông đồng.
Chim chích choè lớn gấp đôi chim sẻ, từ đầu mở đến mút duôi chí dài dộ 60 - 70 xăng-ti-mét. Chim bắt sâu giỏi. Khế chín, chuối chín, ổi chín là thứ hoa trái mà chim rất thích ăn. Mồi lần nghe nó kêu, nó hót inh ởi, bà lại bảo các cháu là trong vườn có nhiều trái chín.
Vợ chồng con cháu đàn chim chích choè thật dễ thương. Lúc nào em cũng thấy chúng tha than đi dọc các luống rau xanh bắt sâu giúp bà. Bà luôn dặn các cháu không được phá tổ chim chích choè trên ngọn cây khế ở cạnh bờ ao, để vườn ta có nhiều “chiến sĩ bảo vệ cây trồng”, đế có nhiều rau xanh và trái chín.
Lê Phú Hậu, 3A
Trường Tiểu học Ba Vì - Hà Nội.
Bài làm 2
Chim chìa vôi
Bãi sông, bãi cát, bờ suối, ven đồi... là nơi sinh sống của chim chìa vôi. Mồi đàn chim chìa vôi thường có từ 20 - 30 con, làm tổ vả trú đêm ở các ruộng mía, lùm cây.
Chim chìa vôi có the chia đàn tù' 2-4 con về sống ở ven làng, ớ các vườn cây, vườn rau. Mỏ chim thon nhỏ, nhọn và đài. Lông ngực trắng mịn màng. Hai má có vệt lông vàng mơ. Cặp mắt hình trứng, màu đen. Lông đau, cánh và đuôi màu đen, màu xanh có điểm sọc trắng. Cái đuôi dài độ 15 cm, trên đen dưới trang, tựa cái “chìa vôi”. Chân chìa vôi màu cam, cao, móng dài và nhọn, nhất là móng sau.
Chìa vôi là chim lành, rất có ích, bắt sâu bọ, bão vệ vườn rau, vườn cây. Vọ' chồng chìa vôi cứ tha than, thỉnh thoáng lại kêu “chẽơ choẹt” gụi nhau, chia môi cho nhau.
Cây xoan, cây chanh, ngọn bạch đàn trong vườn nhà em là nơi trú ngụ của cặp vợ chồng chìa vôi. Sáng nào chim chìa vôi cũng cùng với đàn chim sẻ đua nhau gọi ông mặt trời. Lúc chim chìa vôi cong đuôi, xoè cánh kêu “chẽo choẹt” là em khoác ba lô sách đi học. Ngắm nhìn đôi chìa vôi nhỏ bé, em thấy sao mà chúng thân thiết, dề thương the.
Ngọc Ngọc Hậu, 3B Tliạch Thất - Hà Nội
Bài làm 3
Chim chiền chiện
Nhà thơ Huy Cận có bài thơ hay viết về con chim chiền chiên. Chúng em đã được học thuộc lòng. Em vẫn thường đọc nghêu ngao:
Con chim chiền chiên Bay vút, vút cao Lòng đẩy yêu mến Khúc hát ngọt ngào...
Trên cánh đồng màu của làng em có rất nhiều chim chiền chiên, vồng khoai, luống lạc, bãi ngô... là giang sơn của chim chiền chiên. Chúng cần mần, mải mê kiếm ăn. Vào khoảng 9-10 giờ sáng, hoặc 3-4 giờ chiều mùa hè. mùa thu, từng đôi. từng đàn chim chiền chiên tung cánh hót ríu ran khắp đồng màu. Không thấy chim mà chi nghe tiếng hót từ trời xanh vọng xuống. Chú Tới nói: “Cày ruộng, mô hôi ướt đẫm, ngồi nghỉ đầu bờ, chiêu bát nước vối... lúc ấy nghe tiếng chim chiền chiên hót, thấy sướng cái lỗ tai. Mua vé năm chục nghìn đồng vô rạp xem, nghe ca sĩ vừa nhảy vừa hát, có khoái bằng nghe chim chiền chiên hót không nào?”
Chú vừa nói vừa lim dim cặp mắt, rồi cười thật vưi, thật hóm hỉnh.
Chiên chiên đồng hưng và chiền chiên đồng vàng là hai loại có nhiều ở đong màu quê em. Chim bé nhò xinh xinh, chỉ dài độ 10 - 15 xăng-ti-mét. Bộ lông có sọc vằn điếm trắng. Lông ở bụng màu trắng hoặc vàng mơ. Cặp cánh bó sát vào thân mình làm cho dáng chim thon thả. Cặp chân chiền chiên khá dài, móng chân nhọn, màu vàng ngà, rất xinh. Mỏ chim khum khum như ngòi bút máy, màu đen, lúc nào cũng mấp máy.
Thức ăn của chiền chiên là các loài sâư mà chúng tìm được ở các vồng khoai, luống ngô, lạc... Chú Tới nói: ‘‘Năm nào chim chiền chiên hót vang đồng, vang trời là năm đó được mùa. Không có con chim nào đáng yêu như chim chiền chiên”.
Trần Hải Anh, 3A
Trường Tiểu học An Tiến - Hải Phòng
Bài làm 4
Chim yêng
Bác Hoảng Kiều, nhà giáo về hưu, có nuôi nhiều chim đẹp và hót rất hay. Đáng yêu nhất là con chim yêng.
Bác cho biết con yếng này là quà tặng của một sĩ quan Công an biên phòng Lai Châu - học trò cũ 20 năm về trước tặng bác nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2009. Bây giờ con yểng đã biết nói. Nó tự học và tự nói, giọng khàn khàn, nghe rất ngộ nghĩnh: “Có khách! Có khách!”, “Chào khách! Chào khách!”. Sáng nào cũng vậy, nó nói: “Sáng rồi! Sáng rồi!” để đánh thức mọi người dậy tập thể dục, chuẩn bị đi làm.
Con yếng dài độ 30 xăng-ti-mét, khoác bộ lông xanh đen óng ánh. Cặp mở nhọn, dài màu vàng tươi. Mắt có viền tròn. Con yếng có hai vệt vàng như hai cánh hoa mai uốn cong lên. Cặp chân màu vàng sẫm, rất xinh.
Lúc nào em cũng cám thấy con yếng dịu dàng, ngẩn ngơ như ngẫm nghĩ, như dang thương nhó' gì xa xôi. Thoáng thấy em đi học về, nó đã vồn vã: "Chào khách! Chào khách”.
Con yểng thích ăn trái cây chín. Nó cũng biết ăn khoai và thưởng thức một hai miếng thịt mõ'. Bác Hoàng Kiều quý nó lắm.
Lê Thị Mai Hà, 3A
Trường Tiểu học Thái Thịnh - Hà Nội
Bài làm 5
Chim bìm bịp
Phía đông làng em là hồ Ngựa rộng và dài, có tre và cây mắm, lau lách um tùm. Hồ là nơi đàn le le bơi lội, đản cò tha than kiếm mồi. Dọc bờ cây mắm, lau lách là nơi trú ngụ, sinh sống của chim bìm bịp.
Chim bìm bịp thường theo đôi. Chim to hơn bồ câu; từ mỏ đến mút đuôi dài độ 30cm. Mỏ màu nâu, khum khum. Mắt đen hạt nhãn có vành vàng bao quanh. Chim trống có bộ lông đỏ sẫm điểm sọc nâu, như khoác áo len. Lông bụng và đuôi màu đen nhạt. Chim mái có bộ lông cánh màu nâu vàng, có con màu tía, rất rực rỡ.
Con trông, con mái đều có cặp chân dài và to; bàn chân có bốn ngón, móng chân màu gan gà, cứng, dài, sắc nhọn.
Chim bay thấp, bay chậm; chì một quãng ngắn độ 5 - 10 mét là sà xuống các ngọn bần, ngọn mắm quanh hồ, rồi lẩn vào lá xanh.
Thúc ăn của bìm bịp là cóc nhái, tôm tép và các loại hạt cây. Nhùng ngày mưa nhiều, bìm bịp kêu lúc mò’ sáng, lúc hoàng hôn, tiếng “ì ùm” kéo dài, nghe thật buồn, thật não nuột.
Gần đây, bìm bịp bị săn bắt nhiều. Người ta bắt bìm bịp đem ngâm rượu. Nhìn con chim hiền lành xoè cánh ngâm mình trong bình rượu thủy tinh thật đáng thương.
Lê Ngọc Hà, 3C
Trường Tiểu học Lê Lợi - Thanh Hoá
Bài dọc tham khào
Chim đa đa
Phía Bắc làng tôi có đồi Yên Ngựa, đồi Bạch Xà, đồi Mâm Xôi kéo dài đến năm, sáu dặm. Mua, sim và nhiều cây lúp xúp mọc khắp các dãy đồi. Gần đây, đồi Mâm Xôi đã được trồng bạch đàn và thông xanh biếc.
về mùa xuân, mùa hè, hoa sim, hoa mua nở tím biếc các dãy đồi trông thật đẹp. Đoi Bạch Xà có nhiều dược liệu. Đồi Yên Ngựa có nhiều rắn, rùa, bìm bịp. Đồi Mâm Xôi có nhiều gà gô.
Gà gô còn gọi là chim đa đa. Con trống to gấp đôi, gấp rưỡi con mái. Lông chim màu đen lam ánh thép, có các vân mảnh màu trắng điểm từ đầu tới đuôi. Lông con trông, ở cánh và đuôi có nhiều vân màu đỏ: con. mái có nhiều vân màu nghệ. Lông trang bao bọc quanh vành mắt vả cố tựa như con chim thắt chiếc khăn tơ. Chim mái nặng độ 3kg, chim trống to, nặng tới 5-6 ki-lô-gam. Gà gô có mỏ nhọn, cứng và sắc đế kiếm mồi trong các gốc cày, bụi rậm.
Gà gô sống chui rúc nơi núi đồi có cây lúp xúp và nhiều cỏ rậm. Thức ăn của chúng là những con mối, con kiến, hạt cây, rễ củ. Chim chỉ rúc, lủi, ít bay, chí bay được từng đoạn ngắn và bay thấp. Câu hát “Chim đa đa đậu cành đa” là sai; có thể tác giả chưa biết gì về loài chim này.
Trẻ mục đồng quê tôi thường bắt chước và nhại tiếng gáy của gà gô: “Tiếc con 'tép cha chà!”. Có truyền thuyết kể rằng cò, vạc, đa đa chơi bạc. Vạc thua, nhưng chỉ bán đồng điền cho cò một nửa ngày, vì thế cò ăn ngày, vạc phải ăn đêm. Đa đa thua trắng tay, bán sạch ruộng đồng, phải lên đồi núi kiếm ăn. Vì thế, mới kêu, mới gáy: “Tiếc con tép cha chà!”. Bà Huyện Thanh Quan gọi chim đa đa là “cái gia gia” trong bải thơ Qua Đèo Ngang-.
Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Thuở nhó, tôi đã nhiều lần lên đồi Mâm Xôi hái sim và nghe chim đa đa gáy. Chim gáy râm ran các dãy đồi từ non trưa hoặc chiều hè. Chim đa đa gáy nghe rất buồn. Mùa sinh sản của đa đa là từ tháng 3 đến tháng 7. Mỗi đàn chỉ có 6 - 8 con.
Thịt chim đa đa rất ngon, là dặc sản. Dọc tuyến đường Trường Sơn. thỉnh thoảng gặp người bán chim đa đa. Chim đa đa đã và đang bị săn bắt dữ dội để phục vụ khách nhậu ở các nhà hàng đặc sản. Loài chim này cần được báo vệ. Vườn thú Thủ Lệ đã nuôi được chim đa đa và cho sinh sản. Một việc làm thật tốt, đáng dược ngợi ca.
Tạ Đức Anh Quân
(Trích Về với thiên nhiên)
Bài đọc tham khảo
Con cò
ơ vùng đông bang Nam Bộ, dọc đôi bờ sông Tiền, sông Hậu có những vườn cò đông tói hàng vạn con, mấy năm gần đây trở thành điếm du lịch hấp dẫn.
Ớ quê tôi, dọc bờ sông Kinh Thầy cũng có luỹ cò. Luỹ cò mùa hè thường có vài trăm con, nghìn con. Họ hàng nhà cò thật đông đúc: cò bợ, cò đen, cò lạo, cò lửa, cò nhạn, cò nơm, cò ruồi, cò thìa, cò xanh, cò trắng, cò quăm...
Cái anh cò quăm đã đi vào ca dao không biết từ bao giờ? "Cái cò là cái cò quăm/Mày hay đánh VỌ' đêm nắm vói ai?/ Có đánh thì đánh ban mai/ Đừng đánh chiều tối kẻo không ai cho nằm!”. Ớ thôn Hạ quê tôi cũng có anh cu Chiến, ngoài 30 tuôi, nhác làm siêng ăn, bê tha rượu chè, cờ bạc, hay đánh vợ chửi con, dân làng rất khinh, gọi là “Chiến cò quãml”.
Luỹ cò làng tôi có nhiều cò lửa, cò xanh, cò trắng. Đẹp nhất, đáng yêu nhất là con cò trắng. Mỗi con nặng ngót một cân. Lông trắng phau. Mò dài. cô cao. chân dài. Cặp mắt màu hạt nhãn. Lúc kiếm mồi cứ lò dò từng bước. Bắt được con tôm, con tép, con nhái, con cua, nghển cổ nuốt một cách ngon lành. Đẹp nhất là lúc bay, đôi cánh vẫy vẫy hoặc xoè rộng như chiếc tàư lượn. Nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa có câư: "Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy’’...
Con cò là hình ảnh thân thuộc của đồng quê, làng quê Việt Nam. Là biếu tượng tốt đẹp về sự lam lũ. tần tảo. về đức hi sinh và phàm chât trong sạch của người đàn bà nhà quê. Chắc nhiều người vẫn nhó' bài ca dao: “C<7/7 cù mà đi ăn đêm vần ngẫm nghĩ và hát Có xáo thỉ xáo nước trong - Đừng xáo nước đục. đan lòng cò con ”.
Tạ Đức Anh Quân
(Trích về với thiên nhiên)