Giải bài tập Sinh Học 11 Bài 17. Hô hấp ở động vật

  • Bài 17. Hô hấp ở động vật trang 1
  • Bài 17. Hô hấp ở động vật trang 2
  • Bài 17. Hô hấp ở động vật trang 3
  • Bài 17. Hô hấp ở động vật trang 4
  • Bài 17. Hô hấp ở động vật trang 5
§17. HÔ HẤP ở ĐỘNG VẬT
KIẾN THỨC Cơ BẲN
Trao đổi khí của động vật phụ thuộc chủ yếu vào bề mặt trao đổi khí. Hiệu quả trao đổi khí của động vật phụ thuộc vào 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
Ổ động vật có 4 hình thức trao đổi khí chủ yếu, đó là:
+ Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể;
+ Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí;
+ Trao đổi khí bằng mang;
+ Trao đổi khí bằng phổi.
TI. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
A. PHẦN TÌM HIỂU VA THẢO LUẬN
Đánh dâu X vào ô cho câu trả lời đúng về hô hấp ở động vật:
Hô hấp là quá trình tiếp nhận Ơ2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sông và giải phóng ra năng lượng.
Hỗ hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thổ lây O2 từ bôn ngoài vào để ôxi hóa các tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sông, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2, đổ tạo ra năng lượng cho các hoạt động sông.
Hô hấp là quá trình tra'0 đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thổ đầy đủ ôxi và CO2 cung cấp cho các quá trình ôxi hóa các chất trong tế bào.
♦ Quan sút hình /7.7 và lìính J7.2, hãy mộ tả quá trình trao đổi khí ở giun đất và côn trùng.
Trả lời:
ở giun đất: Khí O2 khuếch tán vào cơ the, CO2 khuếch tán từ trong cơ thể ra ngoài qua da ẩm ướt, có nhiều mao mạch.
Ớ côn trùng: Có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đcm ôxi tới các tê bào.
Hệ thống mạch máu
Hình 17.1. - Trao đổi khí qua da ờ giun đát.
Hình 17.2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí ở côn trùng (trang 72 SGK).
♦ Đối chiếu với 4 đặc điểm dam bảo hiệu qua trao đổi khí, hậy lí giải tại sao trao dổi khí của mang cá xương đạt hiệu qua cao (tham khéỉo thêm hình 17.3 và 17.4, trang 73 SGK)?
Trả lời:
Trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao do:
Câu tạo của mang gồm nhiều cung mang và rất nhiều phiên mang. Điều này làm cho mang cá có diện tích trao đổi khí rất lớn.
Ớ mang cá có hộ thống mao mạch dày đặc chứa máu có sắc tố" đỏ.
Thành mao mạch rất mỏng.
Có sự lưu thông khí (nước) liên tục qua mang.
Dòng nước chảy một chiều gần như là lien tục qua mang là do:
+ Khi cá thở vào: Cửa miệng cá mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng dẫn đến thể tích khoang miệng tăng lên, áp suât trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang.
+ Khi cá thở ra: Cửa miệng cá đóng lại, thềm miệng nâng len, nắp mang mở ra lam giảm thể tích khoang miệng, áp lực trong khoang miệng tăng lén có tác dụng đẩy nươc từ khoang miệng đi qua mang.
■ Ngay lúc đó. cửa miệng cá lại mở ra và thềm miệng lại hạ xuống làm cho nước lại tràn vào khoang miệng.
Nhờ hoạt động nhịp nhàng của cửa miệng, thềm miệng và nắp mang nên dòng nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều và gần như là liên tục.
Hiện tượng dòng chảy song song và ngược: Dòng nước chảy bên ngoài mao mạch ngược chiều với dòng chảy trong mao mạch của mang. Nếu dòng nước chảy bên ngoài mao mạch mang cùng chiều với dòng máu chảy trong mao mạch mang thì hiệu quả trao đổi khí sẽ kém hơn.
♦ - Đối chiêu với 4 đặc điểm đảm bảo hiệu quả trao đổi khí, hãy lí giải tại sao phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả ở trên cạn.
Bảng 17 dưới đây cho thấy tỉ lệ phần trăm thể tích khí O2 và CO2 trong không khí hít vào và thở ra ở ngoài. Giải thích tại sao có sự khúc nhau về tỉ lệ cúc loại khí 02 và CO2 trong không khí hít vào và thở ra.
Bảng 17. Thành phần không khí hít vào vù thở ra
Loại khí
Không khí hít vào
Không khí thở ra
o2
20,96%
16,40%
co2
0,03%
4,10%
n2
79,01%
79,50%
Trả lời:
Phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả ở trên cạn vì phổi có đủ 4 đặc điểm bề mặt của trao đổi khí:
Phổi có rất nhiều phế nang nên diện tích bề mặt trao đổi khí râì lổn so với phổi bò sát và lưỡng cư.
Ớ phế nang có hệ thống mao mạch dày đặc và máu có sắc tố hô hấp.
Thành mao mạch và phế nang mỏng và ẩm ướt.
Có sự lưu thông khí liên tục (hít vào, thở ra).
Có sự khác nhau về tỉ lệ các loại khí 02 và co2 trong không khí hít vào và thở ra vì:
+ Khí o2 từ không khí ở phế nang đã khuếch tán vào máu nên lượng 02 trong không khí thở ra bị giảm.
+ Khí co2 từ máu khuếch tán vào phế nang làm tăng lượng co2 trong không khí thỏ ra.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hãy liệt kê cúc hình thức hô hấp của động vật ở nước và ở cạn.
Trả lời:
Có động vật, có 4 hình thức trao đổi khí chủ yếu đó là:
+ Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể;
+ Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí;
+ Trao đổi khí bằng mang;
+ Trao đổi khí bằng phổi.
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đơn bào và đa bào có tổ chức thấp (ví dụ thủy tức) được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Ở động vật đơn bào và đa bào có tổ chức tháp (ví dụ thủy tức) sự trao đổi khí với môi trường được thực hiện qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể.
Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ bị nhanh chết. Tại sao?
Trả lời:
Đổ lên mặt đất khô ráo, giun đất sẽ nhanh chết do khí 02 và co2 không khuếch tán qua da được vì da bị khô.
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cú, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Sự trao đổi khí ồ côn trùng qua hệ thống ông khí xuất phát từ các lổ thở ở 2 bên thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem ôxi tới tế bào cơ thể và co2 ra khỏi cơ thể.
Sự trao đổi khí ở cá qua mang: Ôxi từ dòng nước chảy liên tục qua mang vào mao mạch ở mang theo vòng tuần hoàn đến các tế bào. Đồng thời co2 do tế bào thải ra theo vòng tuần hoàn đến mao mạch ở mang khuếch tán ra dòng nước chảy liên tục qua mang.
Sự trao đổi khí ở lưỡng cư chủ yếu qua da, phổi (chỉ là 1 túi đơn giản): Lưỡng cư có da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí. Bên dưới da có hệ thông mao mạch nên sự trao đổi 02 và co2 giữa cơ thể và môi trường được thực hiện dễ dàng. Sự thông khí ở phổi nhờ sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng.
Sự trao đổi khí ở bò sát, chim và thú được thực hiện qua phổi:
+ Phổi bò sát lớn hơn phổi lưỡng cư, cấu tạo nhiều phế nang hơn.
+ Phổi của chim và thú rất phát triển và có rất nhiều phế nang nên bề mặt trao đổi khí rất lớn. Riêng chim có thêm hệ thống túi khí làm táng hiệu quả trao đổi khí ở phổi.
Ở phế nang có hệ thống mao mạch dày đặc. 02 từ phế nang khuếch tán vào máu đến tế bào, co2 từ tế bào thải ra theo vòng tuần hoàn đến mao mạch ở phế nang khuếch tán qua không khí ở phế nang và được thở ra ngoài qua đường dẫn khí.
C(f quan hô hấp của nhóm dộng vật nào dưâi dây trao đổi khí hiệu qua nhất? Trả lời bằng cách đánh dấu X vào ô cho ý trả lời đúng:
0 a) Phổi của động vật có vú
b) Phổi và da của ếch nhái
c) Phổi của bò sát
d) Da của giun đâ’t
Tại sao bề mọt trao dổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát?
Trả lời:
Chim và thú lạ động vật hằng nhiệt (đẳng nhiệt) và hoạt động nhiều hơn nên phổi rất phát triển và có rất nhiều phế nang nên bề mặt trao đổi khí rất lớn. Riêng chim có thêm hệ thống túi khí làm tăng hiệu quả trao đổi khí.