Giải bài tập Sinh Học 8 Bài 16: Hệ tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

  • Bài 16: Hệ tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết trang 1
  • Bài 16: Hệ tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết trang 2
  • Bài 16: Hệ tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết trang 3
dìài 16.
HÊ TUẦN HOÀN MÁU
VÀ LỮU THÔNG BẠCH HUYÉT
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Qua phần đã học, các em cần nhớ những kiến thức sau:
1. • Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi 02 và C02.
Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thề, giúp tế bào trao đổi chất.
Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.
Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển của môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
II. GỢI ý trả Lời câu hỏi sgk
A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN
▼ + Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ-, máu đỏ sậm từ tâm nhĩ phải chảy xuống tâm thất phải vào động mạch phổi. Động mạch này ra khỏi tim chia làm 2 nhánh vào 2 lá phổi, rồi tiếp tục phân nhánh nhỏ dần đến cuối cùng là mao mạch bao quanh các phế nang của phổi để thải khí COỉ và thu ôxi từ phổi trở thành máu đỏ theo mao mạch, vào tĩnh mạch nhỏ rồi vào tĩnh mạch lớn hơn cuối cùng chảy vào tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái, xuồng tâm thâ't trái.
+ Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn-, máu đỏ tươi từ tâm thất trái chảy vào động mạch chủ (là động mạch lớn nhất). Động mạch chủ ra khỏi tim vòng về phía sau thành hình cung và chạy dọc theo cột sông trong khoang ngực rồi chui qua cơ hoành xuống khoang bụng, theo các nhánh nhỏ đến tận cùng là mao mạch ở các cơ quan phần trên và phần dưới của cơ thể đế cung cáp chất dinh dưỡng và ôxi cho các tế bào ở cơ quan và nhận CO2, các chất thải, chất độc do tế bào tiết ra (trao đổi chất) trở thành màu đỏ sậm vào tĩnh mạch nhỏ rồi đến tĩnh mạch lớn hơn, các tĩnh mạch ở đầu, cổ, tay hợp thành tĩnh mạch chủ trên, các tĩnh mạch phần dưới cơ thể hợp thành tĩnh mạch chủ dưới, cả hai tĩnh mạch này cùng tĩnh mạch vành tim đưa máu về tâm nhĩ phải.
Vai trò của tim-, co bóp bơm máu đi bảo đảm dòng máu lưu thông liên tục trong hệ mạch theo vòng tuần hoàn.
Vai trò của hệ mạch-, dẫn máu qua các tế bào của cơ thể để trao đổi chất.
Vai trò của hệ tuần hoàn máu-, bảo đảm máu lưu thông liên tục, thực hiện sự trao đổi chất ở tế bào và máu (vòng tuần hoàn lớn) và sự trao đổi khí giữa máu và phổi (vòng tuần hoàn nhỏ) một cách liên tục, bảo vệ cơ thể, bảo đảm cơ thể hoạt động được bình thường.
■W - Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn: các mao mạch bạch huyết (ở nửa bên trái và phần dưới cơ thể) bắt đầu là các túi kín nàm ở-các khe tế bào, tập hợp thành các mạch bạch huyết lớn dần, đổ vào các hạch bạch huyết rồi đi ra, dồn dần lại đổ vào tĩnh mạch bạch huyết ngực đổ vào tĩnh mạch chủ trên.
Đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ: từ các mao mạch bạch huyết ở nửa trên, bên phải cơ thế vào các mạch bạch huyết lớn dần, đổ vào các hạch bạch huyết, đi ra, dồn dần lại tĩnh mạch bạch huyết lớn.
Vai trò của hệ bạch huyết: cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển của môi trường trong của cơ thể, tham gia bảo vệ cơ thể.
B. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hệ tuần hoàn máu gồm tim, tim gồm nửa trái có tâm nhĩ trái, nửa phải có tâm nhĩ phải, tâm thất phải và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ:
Phân liệ.lớn gồm: mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, ống bạch huyết.
Phân hệ nhỏ gồm: mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, ông bạch huyết.
CỔ, hõm nách bên phải, ở những cơ quan này sự luân chuyển bạch huyết nhờ phân hệ nhỏ.
CÂU HỎI Bổ SUNG
Em có biết trong một phút co bóp bỉnh thường, tim đã sản xuất một công là bao nhiêu và một đời người sống đến 70 tuổi thì tim dã sản xuẩt một công là bao nhiêu không?
> Gợi ý trả lời câu hỏi:
Trong, một phút co bóp bình thường, tim đã sản xuâ't một công tương đương 120J.
Một đời người sông đến 70 tuổi, công của tim có thể đủ sức nâng 1000 con bò lên cao lkm.