SGK Địa Lí 10 - Bài 20. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

  • Bài 20. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí trang 1
  • Bài 20. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí trang 2
  • Bài 20. Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí trang 3
MỘT SỐ ỌUY LUẬT CỬA LỚP Vỏ ĐỊA Lí
Bài 20
LỚP VỎ Đ|A Lí. ỌUY LUẬT THÔNG NHẤT VÀ HOÀN CHÌNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA Li
I - LỚP VỎ Đ|A Lí
Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
□
Đất và vỏ phong hoá Tầng trầm tích
EZZ
Tầng granit jcxxj Lớp Manti Tầngbadan I I Đại dương
Vỏ Trái Đất ở lục địa
Hình 20.1 - Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất
Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá) (hình 20.1).
Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự nhiên chi phối, dưới đây là một số quy luật quan trọng nhất.
II - ỌUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ Đ|A LĨ
Khái niệm
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
Nguyên nhân tạo nên quy luật này là do tất cả những thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết đê tạo nên một thê thống nhất và hoàn chỉnh.
Biểu hiện của quy luật
Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
í dụ 1 :
Sự thay đổi lượng nước của sông ngòi vào mùa lũ là do lượng mưa tăng lên. Kết quả làm cho lưu lượng nước sông, lượng phù sa, tốc độ dòng chảy, mức độ xói lở đều bị biến đổi theo hướng tăng cường. Khi mùa mưa qua đi, sông ngòi lại trở lại bình thường.
í dụ 2 :
Sự biến đổi của khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt sẽ làm chế độ dòng chảy thay đổi, làm tăng quá trình xói mòn, mặt khác làm thực vật phát triển mạnh, quá trình phá huỷ đá và hình thành đất nhanh hơn,...
í dụ 3 :
Trong trường hợp thảm thực vật rừng bị phá huỷ (hình 20.2), đất sẽ bị xói mòn mạnh, khí hậu bị biến đổi. Từ đó kéo theo sự biến đổi của đất. Ví dụ từ đất feralit trở thành đất xói mòn trơ sỏi đá.
Hình 20.2 - Bề mặt đất bị rửa trôi, xói mòn sau khi rừng bị tàn phá
Ý nghĩa thực tiền
Quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lóp vỏ địa lí cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
Những hoạt động kinh tế của con người như : chặt cây rừng, đốt nưong làm rẫy, xây dựng đập ngăn nước sông,... rõ ràng là đã can thiệp vào các môi liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần của tự nhiên. Sự can thiệp đó nhất định ảnh hưởng tới toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên xung quanh, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả trái với ý muốn của con người.
V iệc phá rừng đầu nguồn sệ gây những hậu quà gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên ?
Câu hỏi vã bãi tập
Nêu khái niệm về lớp vò địa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lóp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất...).
Trinh bày khái niệm, sự biêu hiện và ý nghĩa thực tiền cùa quy luật về tính thông nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Lấy một vài ví dụ minh hoạ về những hậu quà xấu do tác động của con người gây ra đôi với môi trường tự nhiên.