SGK Địa Lí 10 - Bài 23. Cơ cấu dân số

  • Bài 23. Cơ cấu dân số trang 1
  • Bài 23. Cơ cấu dân số trang 2
  • Bài 23. Cơ cấu dân số trang 3
  • Bài 23. Cơ cấu dân số trang 4
Người ta cũng có thê phân biệt những nước có dân sô trẻ và dân số già dựa vào bảng sau :
Nhóm tuổi
Dân sô' già (%)
Dân số trẻ (%)
0- 14.
<25
>35
15 - 59
60
55
60 trở lên
	 >15
< 10
-
Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế- xã hội ?
Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng tháp dân số (hay tháp tuổi).
Nhìn chung có ba kiêu tháp dân sô cơ bản sau :
MỞ RỘNG (BỐT-XOA-NA)
THU HẸP (TRUNG QUỐC)
Hình 23.1 - Các kiểu tháp dàn sô cơ bàn
ỔN ĐỊNH (NHẬT BẢN)
+ Kiểu mở rộng (Bốt-xoa-na): đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải; thể hiện tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh.
+ Kiểu thu hẹp (Trung Quốc): tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp ; thể hiện sự chuyển tiếp từ dân sô trẻ sang dân sô già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít, gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.
+ Kiểu ổn định (Nhật Bản) : tháp có dạng hẹp ở phần đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh ; thê hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm già, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.
'í
II - cơ CẤU XÀ HỘI
Cơ câu dân số theo lao động
Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân sô hoạt động theo khu vực kinh tế.
Nguồn lao động
Nguồn lao động bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động được chia làm hai nhóm :
Nhóm dân sô hoạt động kinh tế bao gồm những người có việc làm ổn định, có việc làm tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
Nhóm dân số không hoạt động kinh tế bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.
Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế
Hiện nay trên thế giới đang phổ biến cách phân chia các hoạt động kinh tế làm ba khu vực : khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), khu vực II (công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ).
Dựa vào hình 23.2, em hãy so sánh cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của ba nước.
Khu vực I
Khu vực I
Khu vực I
Hình 23.2 - Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế
của An Độ, Bra-xin và Anh, năm 2000 (%)
Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá
Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư đổng thời cũng là một tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sông của một quốc gia. Để xác định cơ cấu dân sô theo trình độ văn hoá người ta thường dựa vào số liệu thống kê tỉ lệ người biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đi học của những người từ 25 tuổi trở lên.
Bảng 23. TỈ LỆ BIẾT CHỮ (TỪ 15 TUổI TRỞ LÊN) VÀ số NĂM ĐEN trường
(TỪ 25 TUỔI TRỞ LÊN) TRÊN THẾ GIỚI, NĂM 2000
Các nhóm nước
Tỉ lệ người biết chữ (%)
Sô' năm đi học
Các nước phát triển
>90
10,0
Các nước đang phát triển
69
3,9
Các nước kém phát triển
46
1,6
Việt Nam năm 2000 có 94% số người từ 15 tuổi trở lên biết chữ, sô năm đến trường là 7,3 năm.
Ngoài ra còn có các loại cơ cấu dân số khác như : cơ câu dân sô theo dân tộc, tôn giáo, mức sống...
Câu hỏi và bài tập
Hãy trình bày cơ câu dân sô theo giới tính và độ tuổi.
Tại sao trong cơ câu dân sô thì cơ câu dân sô theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan ưọng nhất trong sự phát triển kinh tê - xã hội của một quốc gia ?
Có những kiêu tháp dân sô cơ bàn nào ? Hãy mô tà các kiểu tháp dân sô đó.
Cho bảng số liệu :
Cơ CẤU LAO ĐỘNG THEO KHU vục KINH TẾ CỦA MỘT số NƯỔC, NÃM 2000
Khu vực II	Khu vực III
Pháp
5,1
27,8
67,1
Mê-hi-cô
28,0
24,0
48,0
Việt Nam
68,0
12,0
20,0
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp, Mê-hi-cô và Việt Nam năm 2000. Nhận xét.