SGK Địa Lí 10 - Bài 42. Môi trường và sự phát triển bền vững

  • Bài 42. Môi trường và sự phát triển bền vững trang 1
  • Bài 42. Môi trường và sự phát triển bền vững trang 2
  • Bài 42. Môi trường và sự phát triển bền vững trang 3
Bãi 42
MÔI TRƯỜNG VÀ Sự PHẤT TRIỂN BẾN VỪNG
- sử DỤNG HỢP Lí TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ ĐIỂU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN
Loài người đang đứng trước thử thách lớn : các nguồn tài nguyên trên Trái Đất là có hạn. Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi đó yêu cầu của sự phát triển lại không ngừng tăng lên, nền sản xuất xã hội không ngừng được mở rộng.
Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở tài nguyên khoáng sản - cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng đê phát triển công nghiệp. Mặt khác, chính trong thời đại mà loài người có những bước tiến nhảy vọt trong kinh tế và khoa học - kĩ thuật, thì cũng là lúc môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã phải báo động về nguy cơ mất cân bằng sinh thái, về khủng hoảng môi trường.
Những báo động về thủng tầng ôdôn, về sự nóng lên của Trái Đất do các khí thái làm tăng hiệu ứng nhà kính có phải là những báo động về khủng hoáng môi trường không ?
Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, để xã hội phát triển, sao cho sự phát triển hôm nay không làm hạn chế sự phát triển của ngày mai mà phải tạo nền tảng cho sự phát triển của tương lai.
Sự phát triển thực sự phải đảm bảo cho con người có đời sông vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh. Đó chính là mục tiêu của sự phát triển bền vững mà loài người đang hướng tới.
Việc giải quyết những vấn đề môi trường đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn về chính trị, kinh tế và khoa học - kĩ thuật.
Những vấn đề môi trường mà loài người đang phải giải quyết trước hết là hậu quả của sự tác động không hợp lí của con người tới môi trường. Điều này đòi hỏiphải có sự phối hợp, nồ lực chung của các quốc gia, của mọi tầng lớp trong xã hội. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất ở Riô đê Gia-nê-rô (tháng 6 năm 1992) thể hiện sự nỗ lực chung đó của các quốc gia và toàn thê giới.
Muốn giải quyết vấn đề môi trường, cần phải chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh, cần giúp các nước đang phát triển thoát cảnh đói nghèo, xoá các vùng nghèo trong nước. Phải thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường. Phải áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm bớt tác động xấu đến môi trường.
- VẤN ĐỀ MÔI TRƯỞNG VÀ PHẤT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
Những vấn đề môi trường ở các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường của sự phát triển công nghiệp, những vấn đề của đô thị. Những vấn đề lớn toàn cầu như hiện tượng thủng tầng ôdôn, hiệu ứng nhà kính do tăng phát thải các chất khí, hiện tượng mưa axit... đều từ các trung tâm phát thải khí lớn của thế giới là các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.
Hoa Kì là một trong những nước phát thải lớn nhất các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, nhưng chính phủ Hoa Kì lại không tham gia kí Nghị định thư Ki-ô-tô.
Nhiều nước công nghiệp phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước mình. Tuy nhiên, nhiều công ti tư bản đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. Điều này làm cho vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp.
- VẤN ĐỂ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Cóc nước đang phát triển là nơi tạp trung nhiều vân đẻ môi trường và phát triển
Các nước đang phát triển chiếm hơn 1/2 diện tích lục địa. Đây là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, cả về trừ lượng và chủng loại. Đặc biệt, các nước đang phát triển rất giàu về tài nguyên khoáng sản (quặng kim loại, dầu mỏ, than, khí đốt...), tài nguyên rừng, đất trồng, khí hậu để phát triển nông nghiệp.
Ba phần tư dân sô thế giới sông ở các nước đang phát triển. Nhìn chung, đây là các nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế - xã hội. Tình trạng chậm phát triển, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học - kĩ thuật, gánh nặng nợ nước ngoài, hậu quả của chiến tranh và xung đột triền miên, sức ép dân sô và sự bùng nổ dân sô trong nhiều năm, nạn đói... đã làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng.
Các công ti xuyên quốc gia lại lợi dụng những khó khăn về kinh tế của các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên. Có thể nói, sự chậm phát triển - sự huỷ hoại môi trường - sự bùng nổ dân số là những cái vòng luẩn quần mà các nước đang phát triển bị trói buộc, cần phải tháo gỡ để thoát khỏi đói nghèo.
Khai thác vã chế biến khoáng sán ở các nước đang phát triển
Việc khai thác và chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều nước đang phát triển : đó là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ ở các nước Tây Á, nhiều nước châu Phi, Mĩ La-tinh. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với nền công nghiệp phát triển cao và lâu đời, là các nước nhập khẩu khoáng sản chủ yếu.
Trong thời gian từ giữa thập kỉ 70 của thế kỉ XX trở lại đây, giá nhiều loại nguyên liệu khoáng sản giảm. Nhiều nước đang phát triển phải xuất khẩu khoáng sản để trả các khoản nợ khổng lồ so với thu nhập quốc dân trong điều kiện bất lợi, thiệt đon thiệt kép.
Các tiến bộ khoa học - kĩ thuật nào đã làm cho giá nguyên liệu có xu hướng giảm trong mấy thập kỉ qua ?
Việc khai thác các mỏ lớn mà không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường đã làm cho nguồn nước, đất, không khí, sinh vật ở các khu vực có mỏ bị đầu độc bởi các kim loại nặng, các hợp chất chứa lưu huỳnh...
Việc khai thác tài nguyên nông, lâm nghiệp ở các nuỡc đang phát triển ở các nước đang phát triển tài nguyên rừng rất phong phú, đặc biệt là các khu
rừng mưa nhiệt đới có các loài cây gỗ quý, chim, thú quý hiếm.
Việc đốn rừng diễn ra ở quy mô lớn (lớn hơn nhiều so với khả năng phục hồi rừng và tốc độ trồng rừng) để lấy gỗ, củi, mở rộng diện tích canh tác và đồng cỏ. Việc xuất khẩu gồ tròn còn phổ biến làm cho các nước xuất khẩu gỗ bị thua thiệt nhiều. Một tỉ lệ rất lớn gồ được khai thác để lấy củi: ở châu Phi 88%, châu Á 75% và Nam Mĩ là 72%.
Nền nông nghiệp quảng canh, năng suất thấp, nên ở các nước nhiệt đới còn phổ biến tình trạng đốt nương làm rẫy, phá rừng để lấy đất canh tác. Việc theo đuổi mục tiêu tự túc lương thực bằng mọi giá đã làm cho hàng triệu ha đất rừng bị mất đi, nhường chồ cho các đồi núi trọc. Việc phát quang rừng làm đồng cỏ và việc chăn thả gia súc quá mức, nhất là ở các vùng khí hậu nhiệt đới khô hạn đã thúc đẩy quá trình hoang mạc hoá.
Câu hỏi và bài tập
Thế nào là sự phát triển bền vững ?
Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung cùa các quốc gia và toàn thể loài người ?
Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tê - xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường ?