SGK Địa Lí 10 - Bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo màng

  • Bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo màng trang 1
  • Bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo màng trang 2
  • Bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo màng trang 3
  • Bài 7. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo màng trang 4
Im~ ruiĩiror I J.-	>r<iiBfinfiWTijWTn«BPiĩT<Miii8 riiTOiiTiTrffifrfWHffinTPiTffranrrffTTTTTTTTrffTT——
CẤU TRÚC CỦA TRÀI ĐẮT.
CẤC ỌUYỂN CỦA LỚP Vỏ Đ|A Lỉ
■~ĩijTnwtì]aiMfWMin:jM>iMiíini(iit«Mi.iiiiLi.iiinrrimwi]OỆi'nii)iĩiir:TiTiwiniT~~rBỊWTf ~niirnr(rnrnTĩrnwiwwiTWTrrmiTTiTTrrrrfTTrrnTTT^rrrn*
Bài 7
CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. THẠCH ỌUYỂN. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
1 - CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT
Trái Đất là một vật thê lớn, việc nghiên cứu vật chất trong lòng Trái Đất là một vấn đề khó khăn. Vì vậy, các nhà khoa học phải thông qua các phuong pháp nghiên cứu gián tiếp để suy đoán cấu trúc cũng nhu thành phần và trạng thái của vật chất ở trong lòng Trái Đất. Phuơng pháp thuờng dùng hiện nay là phuong pháp địa chấn.
Dựa vào nhũng tài liệu sóng địa chấn do các máy đo ghi đuợc, các nhà địa chất đã có kết luận là cấu trúc của Trái Đất gồm có nhiều lớp.
Quan sát hình 7.1, mô tả cấu Trái Đất.
Lớp vò Trái Đất
Lớp Manti
vỏ đại dương (đến 5 km) Vỏ lục địa (đến 70 km)
Manti trên (từ 15 đến 700 km)
Manti dưới (từ 700 đốn 2 900 km) J
Nhãn ngoài (từ 2 900 đến 5100 km) —I Nhân Nhân trong (từ 5 100 đến 6 370 km) J Trái Đát
Hình 7.1 - Cấu trúc của Trái Đất
Lớp vỏ Trái Đất
Vỏ Trái Đất là lóp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa).
Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. Trên cùng thường là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng này không liên tục khắp bề mặt Trái Đất và dày mỏng không đều, có nơi rất mỏng, có nơi dày tới 15km.
Tầng granit bao gồm đá granit và các loại đá nhẹ tương tự như đá granit. Tầng granit làm thành nền của các lục địa.
Dưới tầng granit là tầng badan, bao gồm đá badan và các loại đá nặng tương tự như đá badan. Tầng badan thường lộ ra ở dưới đáy đại dương.
Do có sự khác biệt về cấu tạo địa chất, về độ dày..., nên vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Quan sát hình 7.2, cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Lớp Manti
Từ vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2900km là lóp Manti (còn gọi là bao Manti). Lớp này chiếm hơn 80% thê tích và 68,5% khôi lượng của Trái Đất.
Quan sát hình 7.1, cho biết lớp Manti được chia thành mấy tầng ? Giới hạn của mỗi tầng ?
Tầng Manti trên rất đậm đặc, tuy không còn ở trạng thái rắn chắc như lóp vỏ Trái Đất, nhưng cũng không phải ở trạng thái lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo. Vật chất trong tầng Manti dưới ở trạng thái rắn.
vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100km) được câu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất, người ta gọi chung là thạch quyển.
Nhân Trái Đát
Lớp trong cùng là nhân Trái Đất (hay còn gọi là lõi). Lớp này có độ dày khoảng 3470km. Từ 2900km đến 5100km là nhân ngoài, nhiệt độ khoảng 5000°C, áp suất từ 1,3 đến 3,1 triệu át mốt phe, vật chất ở trạng thái lỏng. Từ 5100km đến 6370km là nhân trong, áp suất từ 3 đến 3,5 triệu át mốt phe, vật chất ở trạng thái rắn, còn được gọi là hạt.
Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken (Ni), sắt (Fe), nên người ta còn gọi là nhân Nife.
II - THUYẾT KIÉN TẠO MẢNG
Theo thuyết Kiến tạo mảng thì thạch quyển gồm một sô mảng kiên tạo.
Hình 7.3 - Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển
Dựa vào hình 7.3, cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào ?
Các mảng kiến tạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà chúng còn bao gồm cả những bộ phận lớn của đáy đại dương.
Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.
Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là do hoạt động của các dòng đôi lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.
Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thê tách rời nhau, xô vào nhau hoặc hút chờm lên nhau.
Quan sát hình 7.4, cho biết kết quả khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau, xô vào nhau.
Đào	Vực sâu
núi lửa	Marian
Hình 7.4 - Hai mảng kiến tạo tách rời nhau. Hình 7.5 - Hai mảng kiến tạo xô vào nhau.
Nhìn chung ở những vùng tiếp xúc của các mảng bao giờ cũng có hoạt động kiến tạo xảy ra, đồng thời đó cũng là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất, thường sinh ra nhiều hoạt động động đất, núi lừa.
Câu hỏi và bãi tập
Dựa vào hình 7.1 và nội dung trong SGK, lập bâng so sánh các lóp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).
Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.