SGK Địa Lí 10 - Bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

  • Bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 1
  • Bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 2
  • Bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 3
  • Bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 4
MÕI TRƯỜNG VÀ Sự PHẤT TRIỂN BỂN VỬNG
Bài 41
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
- MÔI TRƯỜNG
Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sông trên Trái Đất, nên môi trường của loài người chính là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong Địa lí học, người ta gọi đó là môi trường xung quanh hay là môi trường địa lí.
- Con người là sinh vật, nhưng là sinh vật đặc biệt, do con người chế tạo được các công cụ lao động, nhờ thê con người tác động vào tự nhiếh một cách có ý thức, làm biến đổi tự nhiên ở quy mô ngày càng lớn và ngày càng sâu sắc. Ngày nay, hầu như không còn nơi nào trên Trái Đất không chịu tác động của con người.
Môi trường sống của con người, tức là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là một sinh vật và như là một thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sông của con người.
Sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là ở chồ :
+ Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần của tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó.
+ Môi trường nhân tạo là kết quả của lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại.
- CHỨC NÀNG CỦA MÔI TRƯỜNG. VAI TRÔ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI Sự PHÁT TRIỂN XÀ HỘI LOÀI NGƯỜI
Môi trường địa lí có ba chức năng chính :
+ Là không gian sống của con người.
+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
+ Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
Mặc dù môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người, nhưng nó không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội. Nếu giải thích tình trạng lạc hậu hay tiên tiến của một quốc gia, một dân tộc dựa vào các đặc điểm của môi trường tự nhiên, thì sẽ bị rơi vào quan điểm sai lẩm là hoàn cảnh địa lí quyết định (còn gọi là duy vật địa lí). Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người. Môi trường tự nhiên có sự thay đổi đáng kể phải trải qua thời gian hàng nghìn, hàng vạn năm, thậm chí hàng triệu năm. Vì vậy, nó không thể là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội. Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về phương thức sản xuất, bao gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất.
Con người có thể làm nâng cao chất lượng môi trường hay làm suy thoái chất lượng môi trường. Điều này sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người.
- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên (các vật thê và các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.
Em hãy tìm ví dụ chứng minh rằng trong lịch sử phát triển củaxãhội loài'người, số lượng các loại tài nguyên dược bổ sung không ngừng.
- Có nhiều cách phân loại tài nguyên :
+ Theo thuộc tính tự nhiên : tài nguyên đất, tài nguyên nuớc, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản (lại chia ra than, dầu, khí...).
+ Theo công dụng kinh tế : tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch...
+ Theo khả năng có thê bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người.
- Loại tài nguyên không khôi phục được bao gồm các loại khoáng sản đang được khai thác để sử dụng trong công nghiệp. Sự hình thành các tài nguyên khoáng sản phải mất hàng triệu năm, vì vậy các tài nguyên này khi hao kiệt thì không phục hồi được. Do đó, đối với tài nguyên khoáng sản, phải sử dụng thật tiết kiệm, sừ dụng tổng hợp, và cần sản xuất các loại vật liệu thay thế (ví dụ, sản xuất các chất dẻo tổng hợp đê thay thế các chi tiết bằng kim loại...).
Em hãy chứng minh rằng sự tìêh hộ của khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe doạ khan hiếm tài nguyên khoáng sản.
Loại tài nguyên khôi phục được như đất trồng, các loài động vật và thực vật. Nếu sử dụng hợp lí, thì độ phì của đất không những được phục hồi mà đất còn có thê màu mỡ hon. Tài nguyên sinh vật cũng có thể được tái tạo và phát triển.
Em hãy chi ra những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không hợp lí.
Tài nguyên không bị hao kiệt như năng lượng mặt trời, không khí, nước...
Không khí và nước có lượng rất lớn đến mức con người không thể sử dụng làm cho chúng cạn kiệt được. Tuy nhiên, tài nguyên nước không phân bô đều giữa các vùng trên Trái Đất : có nhiều vùng đang phải đôi mặt với tình trạng thiêu nước ngọt, đặc biệt là thiếu nước an toàn. Không khí và nguồn nước đang bị đe doạ ô nhiễm, thậm chí ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người. Câu hỏi và bãi tập
Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào ?
Em hãy lấy ví dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm.
Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào ? Tại sao chúng ta phài có biện pháp bảo vệ môi trường ?