SGK Địa Lí 10 - Bài 40. Địa lí ngành thương mại

  • Bài 40. Địa lí ngành thương mại trang 1
  • Bài 40. Địa lí ngành thương mại trang 2
  • Bài 40. Địa lí ngành thương mại trang 3
  • Bài 40. Địa lí ngành thương mại trang 4
1999.
Bãi 40
ĐĨA Lí NGÀNH THƯƠNG MẠI
I - KHÁI NIỆM VÉ TH| TRƯỜNG
- Thị trường được hiểu là nơi gặp gỡ giữa người bán (bên bán) và người mua (bên mua). Thị trường hoạt động được là nhờ có sự trao đổi giữa người bán và người mua về những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nào đó. Để đo giá trị của hàng hoá và dịch vụ, cần có vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền.
Sơ ĐỒ ĐƠN GIẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG
Dựa vào sơ đồ trên, em hãy trình bày các khái niệm về hàng hoá, dịch vụ, vật ngang giá.
Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Vì vậy để cập đến tình hình thị trường, người ta thường nêu vấn đề giá cả, xu hướng trong cung và cầu của các sản phẩm, dịch vụ nào đó. Khi cung lớn hơn cầu, thì giá cả trên thị trường có xu hướng giảm, tình hình này sẽ có lợi cho người mua, nhưng không có lợi cho người sản xuất và người bán ; sản xuất có nguy cơ đình đốn. Ngược lại, khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng lên sẽ kích thích mở rộng sản xuất. Đến một lúc nào đó cung và cầu cân bằng, giá cả ổn định.
Do quy luật cung cầu nên giá cả trên thị trường thường xuyên bị biến động. Các hoạt động tiếp thị (ma-ket-tinh), phân tích thị trường ngày càng có vai trò quan trọng trong thương mại, dịch vụ.
II - NGÀNH THƯƠNG MẠI
Vai trõ
Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyên hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua.
Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất vì trong một nền sản xuất hàng hoá mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường. Ngành thương mại
phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng ; vì vậy, nó thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hoá. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thê tạo ra tập quán tiêu dùng mới.
Thương mại được chia làm hai ngành lớn là nội thương và ngoại thương.
Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một quốc gia. Ngành nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. Thương nghiệp bán lẻ còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn, làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế đất nước tìm được động lực mạnh mẽ để phát triển, tham gia vào thị trường thê giới, các lợi thế của đất nước được khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn.
Cán cãn xuât nhập khấu vã cơ cấu xuât nhập khẩu
Cán cân xuất nhập khẩu
Quan hệ so sánh giá trị giữa hàng xuất khẩu (còn gọi là kim ngạch xuất khẩu) với giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu) được gọi là cán cân xuất nhập khẩu. Nếu giá trị hàng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì gợi là xuất siêu. Nếu giá trị hàng nhập khẩu lớn hơn hàng xuất khẩu thì gọi là nhập siêu.
Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
Các mặt hàng xuất khẩu có thê chia thành các nhóm : nguyên liệu chưa qua chê ' biến và các sản phẩm đã qua chế biến. Các mặt hàng nhập khẩu có thể chia thành các nhóm : tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc, thiết bị...) và sản phẩm tiêu dùng. Ngoài việc xuất và nhập khẩu hàng hoá, các nước còn xuất và nhập khẩu các dịch vụ thương mại.
Ill	- ĐẶC ĐIỂM CỦA TH| TRƯỞNG THÉ GIỚI
Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu. Sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và nhiều tổ chức kinh tế ở các khu vực khác trên thê giới cho thấy xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đã trở thành một xu hướng quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay.
Trong những năm vừa qua, khối lượng buôn bán trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển, đang phát triển trên thế giới tăng liên tục.
Châu Âu
Trung và
<Tì trọng
N._ J buôn bấn nội vùng
Châu Á (kềcả õ-xtrẳy-li-a, không kề Trung Đông)
Hình 40 - Tỉ trọng buôn bán hàng hoá giữa các vùng và bên trong các vùng, năm 2004 (theo WT0)
Quan sát hình 40, em có nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới.
Trung Đòng
Tỉ trọng buôn bấn so với toàn thế giới
Bảng 40.1. GIÁ TRỊ XUẤT KHAU và nhập khau hàng HOÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC, NÃM 2004
(Đon vị: ti USD)
Dựa vào bảng 40.1, em có thể rút ra nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu của một số nước có nền ngoại thương phát triển hàng đầu trên thế giới năm 2001.
So với GDP toàn thế giới năm 2004 là 41 nghìn tì USD thì tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới là 18,5 nghìn tỉ USD (chiếm tỉ lệ 45%). Hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, các nước này chiếm tới 73,5% tổng giá trị xuất nhập khẩu. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất trên thế giới là Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản. Các cường quốc về xuất nhập khẩu như Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới. Đồng tiền của những nước này là những ngoại tệ mạnh trong hệ thông tiền tệ trên thế giới (đồng Đô la Mĩ, đồng ơrô, đồng Bảng, đồng Yên).
- CÁC TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
Do nhu cầu mở rộng các mối liên hệ kinh tế trên thê giới nên nhiều liên kết kinh tế trên thế giới xuất hiện, điều đó góp phần đẩy nhanh xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế - xã hội thế giới.
T ổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời ngày 15-11-1994. Lúc đầu bao gồm 125 nước thành viên và hoạt động chính thức từ 1-1-1995. Đây là tổ chức quốc tế đầu tiên đề ra các luật lệ buôn bán với quy mô toàn cầu và giải quyết các tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực này. Sự ra đời của WTO đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển quan hệ buôn bán trên toàn thê giới.
Bảng 40.2. MỘT số KHỐI KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI, NÃM 2004
Khối kỉnh tế
Khu
vực
Năm thành lập
Sô'
hội viên
Dân số (triệu người)
Tổng giá trị xuất khẩu (tỉ USD)
EU
Tây Âu
1957
25
453,5
3699,0
ASEAN
Đông Nam A
1967
10
547,5
548,1
NAFTA
Bắc Mĩ
1992
3
431,7
1329,6
Câu hỏi và bãi tập
Thê nào là ngành thưong mại ? Vai trò của ngành thưong mại đôi với việc phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Trình bày đặc điểm của thị trường thê giới.
Cho bảng sô liệu :
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN số CỦA HOA KÌ, TRUNG Quốc, NHẬT BẢN NÃM 2004
Quốc gia
Giá trị xuất khẩu (ti USD)
Dãn sổ (hiệu người)
Hoa Kì
■ 819,0
293,6
Trung Quốc
(kể cả đặc khu Hồng Công)
858,9
1306,9
Nhật Bản
566,5
127,6
Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia trên.
Vẽ biểu đồ hình cột đê thể hiện.
Rút ra nhận xét cần thiết