SGK Địa Lí 10 - Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp

  • Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp trang 1
  • Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp trang 2
  • Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp trang 3
  • Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp trang 4
  • Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp trang 5
Bài 32
Đ|A Lí CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
- CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ phát triển được với sự tồn tại của cơ sở năng lượng nhất định. Năng lượng là tiền đề của tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
Ngành công nghiệp năng lượng gồm có khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.
Khai thác than
Khai thác dầu
Công nghiệp điện lực
Vai trò
Nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim (than được cốc hoá).
Nguyên liệu quý cho công nghiệp hoá học, dược phẩm.
Là nhiên liệu quan trọng, “vàng đen” của nhiều quốc gia.
Từ dầu mỏ, sản xuất ra nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm.
- Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, để đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và đáp ứng đời sống văn hoá, văn minh của con người.
Trữ lượng
Ước tính 13000 tỉ tấn trong đó 3/4 là than đá.
Tập trung chủ yếu ở bán cầu Bắc, đặc biệt ở các nước Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Ba Lan, CHLB Đức, Q-xtrây-li-a...
Trữ lượng ước tính : 400 - 500 tỉ tấn, trữ lượng chắc chắn 140 tỉ tấn.
Tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, LB Nga, Mĩ La-tinh, Trung Quốc...
- Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau : nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, tuabin khí...
Sản lượng, phân bố
Sản lượng than khai thác khoảng 5 tỉ tấn/năm.
Ở các nước có trữ lượng than lớn.
Sản lượng khai thác khoảng 3,8 tỉ tấn/năm.
Ở các nước đang phát triển.
Sản lượng khoảng 15000 tỉ kWh.
Chủ yếu ở các nước phát triển.
Kết hợp hảng trên với các hình 32.3, 32.4, em hãy nêu lên đặc điểm phân hố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thê'giới.
Hình 32.1 - Khai thác dầu trên biển ở Việt Nam
I
Hình 32.2 - Nhà máy điện khí đốt ở Ấn Độ
LIÊN BANG NGA
TRUNG QUỐC
'Q ARẬP
MĩLatinh Châu Phì Trung Đông
Châu Âu ngoài OECD vàLiônXôcũ
Châu Âu (OECD)
1	1 Châu Á & châu Đại Dương
Trữ lượng của khu vực (tì tấn)
Sản lượng khai thác (triệu tấn/năm) \
Hình 32.3 - Trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khai thác dầu mỏ trên thế giới, thời kì 2000 - 2003
ÊN BANG
CANADA
NHẬT BẢN
BRAXIN
ÔXTRÂYLIA
SẢN LƯỢNG ĐIỆN THEO ĐÁU NGƯỜI (kW.h/nãm)
TỔNG SẢN LƯỢNG ĐIÊN (í kW.Wnãm)
1	1 < 300
Zl 1001 -3000
—1001 -3000	_	_
1	1 301 -1000
I	Ị 3001 - 9000
*
• • • •
3 >9000
>3000
501 -1000	<200
ACHENTIN;
Hình 32.4 - Phân bố sản lượng điện năng thế giới, thời kì 2000 - 2003
- CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM
Gồm hai ngành luyện kim đen (sản xuất ra gang, thép) và luyện kim màu (sản xuất ra các kim loại không có sắt).
Luyện kim đen
Luyện kim đen là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp nặng, là nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại. Hầu như tất cả các ngành kinh tê đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim đen. Kim loại đen chiếm trên 90% tổng khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới.
Ngành luyện kim đen sử dụng một khối lượng lớn nguyên, nhiên liệu và các chất trợ dung như quặng sắt, than cốc và đá vôi. Quy trình công nghệ để sản xuất ra gang và thép rất phức tạp.
.IÊN BANG NGA
CANADA
I NHẬT BẢN tiÀNQLỔC
THÁI B ÌNH
<IRAN'
MÊHICÔ
BRAXIN
ÔXTRÂYLLA
Hình 32.5 - Khai thác quặng sắt và sản xuất thép trên thế giới, thời kì 2000 - 2003
à
DƯƠNG
TẤÌ
DƯƠNG
DƯƠNG
SẢN LƯỢNG THÉP (triệu tín/năm) H>100 II 51-100
■ 21-5
II.
21-50 -20 <10
SẢN LƯỢNG QUẶNG SẮT (triệu tấn/năm)
▲ 200
A 10-50	A 101-200
Dựa vào hình 32.5, em hãy cho biết các nước khai thác quặng sất và sản xuất thép chủ yếu trên thế giới.
Ngành luyện kim đen được phát triển mạnh từ nửa sau thế kỉ XIX cùng với việc phát minh ra động cơ đốt trong, xây dựng đường sắt, chế tạo đầu máy xe lửa và toa xe, tàu thuỷ và sau này là máy công cụ, máy nông nghiệp, ô tô các loại...
Luyện Rim màu
Luyện kim màu sản xuất ra các kim loại không có chất sắt như đồng, nhôm, thiếc, chì, kẽm, vàng... trong đó có nhiều kim loại có giá trị chiến lược. Các kim loại màu được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy, đặc biệt là chê tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghiệp hoá chất và cả trong các ngành kinh tế quốc dân khác như bưu chính viễn thông, thưong mại...
Các nước có nhiều quặng kim loại màu
Sản lượng và các nước sản xuất kim loại màu
Bôxit
ô-xtrây-li-a, Ghi-nê,
Gia-mai-ca, Bra-xin...
Sản lượng khoảng 25 triệu tấn nhôm/năm
Các nước đứng đầu : Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-đa, ô-xtrây-li-a
Đồng
Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, LB Nga, Dăm-bi-a, Phi-lip-pin, Công-gô (Dai-a)
Sản lượng khoảng 15 triệu tấn/năm
Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, LB Nga,
Trung Quốc...
Niken
LB Nga, Ca-na-đa, ô-xtrây-li-a, Cu-ba...
/
Sản lượng khoảng 1,1 ưiệu tấn/năm
LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xUây-li-a...
Kẽm
Ca-na-đa, ô-xtrây-li-a, Hoa Kì, Ấn Độ, Pê-ru, LB Nga...
Sản lượng khoảng 7 triệu tấn/năm
Ca-na-đa, ô-xtrây-li-a, Pê-ru, Trung Quốc, Hoa Kì
Em hãy nhận xét và giải thích sự khác hiệt giữa các nước khai thác quặng và các nước sản xuất kim loại màu.
Câu hỏi và bài tập
57	54
Năm 1940
Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sừ dụng năng lượng trên thê giới thời 1940 - 2000. Giải thích.
Củi, gỗ HI than đá
] Năng lượng nguyên tử, thuỷ điện I Dầu khí ] Năng lượng mới
Năm 2000
Hình 32.6 - Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới (%)
Nêu rõ vai trò của ngành công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu.