SGK Địa Lí 10 - Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt

  • Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt trang 1
  • Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt trang 2
  • Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt trang 3
  • Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt trang 4
  • Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt trang 5
  • Bài 28. Địa lí ngành trồng trọt trang 6
Bài 28
ĐịA Ll NGÀNH TRỔNG TRỌT
Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và còn là nguồn xuất khấu có giá trị.
Theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm : cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm...
- CÂY LƯƠNG THỰC
Vai trỏ
Các cây lương thực là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột và cả chất dinh dưỡng cho người và gia súc, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và còn là hàng hoá xuất khẩu có giá trị.
Các cây lương thực chính
Hình 28.1 - Bông lúa mì và cánh đồng lúa mì
Cây lương thực
Đậc điểm sinh thái
Phân bố
Lúa gạo
Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước.
Đất phù sa và cần nhiều phân bón.
Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa.
Các nước trồng nhiều :
Trung Quốc, Ân Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Băng-la-đet, Thái Lan.
Lúa mì
Ưa khí hậu ấm, khô, vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp.
Đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón.
Miền ôn đới và cận nhiệt.
Các nước trồng nhiều :
Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp,
LB Nga, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a...
Ngô
Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.
Miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới nóng.
Các nước trồng nhiều :
Hoa Kì, Trung Quốc, Bra-xin, Mê-hi-cô, Pháp,...
Hình 28.2 - Phân bô các cây lương thực chính trên thế giới
Em có nhận xét gì về sự phân hố các cây lương thực chính trên thê'giới.
Các cây lương thực khác
Các cây lương thực khác (còn gọi là cây hoa màu) được trồng chủ yếu để làm thức ăn cho ngành chăn nuôi, nguyên liệu để nấu rượu, cồn, bia ; đối với nhiều nước đang phát triển ờ châu Phi và Nam Á còn dùng làm lương thực cho người. Nhìn chung, các cây hoa màu dề tính, không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, nhiều công chăm sóc và đặc biệt có khả năng chịu hạn giỏi.
Cây hoa màu của miền ôn đới có đại mạch, mạch đen, yến mạch, khoai tây. ơ miền nhiệt đới và cận nhiệt khô hạn có kê, cao lương, khoai lang, sắn.
- CÂY CÔNG NGHIỆP
Vai trò vỡ đặc điểm
- Các cây công nghiệp cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. Phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường. Giá trị sản phẩm của các cây công nghiệp tăng lên nhiều lần sau khi được chê biến. Vì thế, ở các vùng trồng cây công nghiệp thường có các xí nghiệp chế biến sản phẩm của các cây này. Ở nhiều nước đang phát triển thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt, các sản phẩm cây công nghiệp là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Hình 28.3 — Cây ca cao và quả ca cao	Hình 28.4 — Cây củ cải đường
- Phần lớn các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, cần đất thích họp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. Do vậy, cây công nghiệp chi được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung.
2. Các cây công nghiệp chủ yếu
Các loại cây công nghiệp
Đặc điểm sinh thái
Phân bố
Cây lấy đường
Mía
Củ cải đường
Đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao và phân hoá theo mùa.
Thích hợp với đất phù sa mới.
Phù hợp với đất đen, đất phù sa, được cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ.
Thường trồng luân canh với lúa mì.
ở miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở Bra-xin, Ân Độ, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Cu Ba...
ở miền ôn đới và cận nhiệt. Trồng nhiều ở Pháp, CHLB Đức, Hoa Kì,
Ưcrai-na, Ba Lan...
•
Cây lấy sợi - Cây bông
Ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định.
Cần đất tốt, nhiều phân bón.
- Ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Trồng nhiều ở Trung Quốc (chiếm 1/5 sản lượng bông thế giới), Hoa Kì, Ân Độ, Pa-kit-xtan, U-dơ-bê- ki-xtan.
Cây lấy dầu - Cây đậu tương
- Ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước.
•
- Ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới. Trồng nhiều ở Hoa Kì (gần
1/2 sản lượng thế giới), Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Trung Quốc...
Cây cho chất kích thích -Chè
- Cà phê
Thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.
Ưa nhiệt, ầm, đất tơi xốp nhất là đất ba dan và đất đá vôi.
Cây trồng của miền cận nhiệt. Trồng nhiều ở Ân Độ và Trung Quốc (mồi nước chiếm 25% sản lượng của toàn thế giới), Xri Lan-ca, Kê-ni-a, Việt Nam...
Cây trồng của miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở các nước Bra xin, Việt Nam, Cô-lôm-bi-a...
Cây lấy nhựa - Cao su
Ưa nhiệt, ẩm, không chịu được gió bão.
Thích hợp nhất với đất ba dan.
- Tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Nam Á và Tây Phi.
TRƯNG QUI
N1G1ÉRIA
CỔTĐIVQA^O
XRILANCA1
CÔLÔMBIAU
Ò^^NĐỎNÊXIA
lỉ BRAX1
DƯƠNG
IXTRÂYLIA
Mía	w Cà phê Cao su
ộcủ cải đưỡng	Chè
Hình 28.5 - Phân bố các cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới
- NGÀNH TRỎNG RỪNG
Vai trò của rừng
Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người. Rừng có tác dụng điều hoà lượng nước trên mặt đất, là lá phổi xanh của Trái Đất, góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn. Rừng là nguồn gen quý giá. Rừng cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống như gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy, thực phẩm đặc sản, các dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho con người.
Tình hình trỗng rừng
Trên thế giới, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi chính con người. Trồng rừng có ý nghĩa quan trọng không chỉ để tái tạo nguồn tài nguyên rừng mà còn góp phần bảo vệ môi trường bền vững. Diện tích trồng rừng trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng, từ 17,8 triệu ha năm 1980 lên 43,6 triệu ha năm 1990 và đạt tới trên 187 triệu ha năm 2000. Diện tích trồng mới trung bình hằng năm khoảng 4,5 triệu ha. Những nước có diện tích rừng trồng lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Hoa Kì...
Hình 28.6 - Thanh thiếu niên tích cực tham gia trồng rừng ngập mặn (V iệt Ham).
Câu hỏi vã bài tập
Cho bàng sô liệu :
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THựC CỦA THẾ GIỚI. THỜI KÌ 1950 - 2003
Năm
1950
1970
1980
1990
2000
2003
Sàn lượng (Triệu tấn)
676.0
1213,0
1561,0
1950,0
2060,0 .
2021,0
Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sán lượng lương thực thế giới qua các năm.
Nhận xét.
Nêu rõ những đặc điểm chù yêu của các cây công nghiệp.
Tại sao phài chú trọng đến việc trồng rừng ?