SGK Địa Lí 10 - Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo)

  • Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo) trang 1
  • Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo) trang 2
  • Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo) trang 3
  • Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo) trang 4
  • Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo) trang 5
Bài 32
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (tiếptheo)
- CÕNG NGHIỆP Cơ KHÍ
Ngành công nghiệp cơ khí có vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp, là “quả tim của công nghiệp nặng”. Công nghiệp cơ khí đảm bảo sản xuất các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng cho nhu cầu của xã hội.
Ngành công nghiệp cơ khí giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện sống.
Ngành công nghiệp cơ khí được chia thành các phân ngành sau :
Em hãy chỉ ra sự khúc hiệt cơ bàn của bốn phân ngành trên.
Ngành công nghiệp cơ khí trên thế giới chế tạo ra đủ loại sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Các nước kinh tế phát triển đi đầu trong lĩnh vực này và đạt tới đỉnh cao về trình độ và công nghệ. Còn các nước đang phát triển mới chỉ tập trung vào việc sửa chữa, lắp ráp và sản xuất theo mẫu có sẵn.
Sản xuất ôtô ở Hàn Quốc
Hình 32.7 -
- CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC
Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tê - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
Công nghiệp điện tử - tin học ít gây ô nhiễm môi trường, không chiêm diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, song lại yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử - tin học có thể phân thành bôn nhóm : máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm), thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch...), điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa...) và thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại...). Đứng hàng đầu trong lĩnh vực này là Hoa Kì, Nhật Bản, EU...
- CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT
Công nghiệp hoá chất là một ngành công nghiệp nặng tương đối trẻ, phát triển nhanh từ cuối thế kỉ XIX do nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho các ngành kinh tế, do sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
t	’	’
Công nghiệp hoá chất hiện nay là một ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thê giới. Nhờ những thành tựu về khoa học và công nghệ, ngành hoá chất đã sản xuất được nhiều sản phẩm mới, chưa từng có trong tự nhiên. Chúng vừa bổ sung cho các nguồn nguyên liệu tự nhiên, vừa có giá trị sử dụng cao trong đời sông xã hội. Ngành hoá chất còn có khả năng tận dụng những phế liệu của các ngành khác để tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng, nhờ đó mà việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên được hợp lí và tiết kiệm hơn.
Ngành công nghiệp hoá chất được chia thành các phân ngành chính sau :
CÔNG NGHIỆP HOÁ CHAT
-—S,
Hoá chất cơ bản
Hoá tổng họp hữu cơ
Hoá dầu
Axit vô cơ (H2SO4,
HNOj, HC1...), muối, kiềm, clo...
Phân bón, thuốc trừ sâu
Thuốc nhuôm
	—....	 -í. IT. .	1
Sợi hoá học
Cao su tổng hợp
Các chất dẻo
Các chất thơm, phim ảnh
Xăng, dầu hoả, dầu bôi trơn
Dược phẩm, chất thơm...
Công nghiệp hoá chất được tập trung ở các nước kinh tê phát triển với đầy đủ các phân ngành và ở một sô nước công nghiệp mới. Các nước đang phát triển cũng có nhũng cô gắng nhất định đê phát triển ngành này, chủ yếu là sản xuất các hoá chất cơ bản, chất dẻo...
Hình 32.8 - Nhà máy hoá dầu ở Nhật Bản
Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất và phân hố của các phân ngành công nghiệp hoá chất.
- CÔNG NGHIỆP SẢN XUẪT HÀNG TIÊU DÙNG
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ thuật, trong đó phải kể đến công nghiệp dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thuỷ tinh. Sản phẩm của các ngành chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.
So với các ngành công nghiệp nặng, ngành này sử dụng nhiên liệu, động lực và chi phí vận tải ít hon song lại chịu ảnh hưởng lớn hon của nhân tố lao động, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tưong đối ngắn, quy trình sản xuất tưong đối đon giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu được lợi nhuận tưong đối dễ dàng, có khả năng xuất khẩu.
Công nghiệp dệt - may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nó giải quyết nhu cầu về may mặc, sinh hoạt cho hem 6 tỉ người trên Trái Đất và một phần nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nặng. Phát triển công nghiệp dệt - may có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hoá chất, đồng thời còn có tác dụng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ.
Sự ra đời của máy dệt ở nước Anh đã mờ đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp thế giới. Ngành dệt - may hiện nay được phân bô rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển, dựa trên nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo phong phú (như bông, lanh, lông cừu, tơ tằm, tơ sợi tổng hợp, len nhân tạo...), nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Các nước có ngành dệt - may phát triên là Trung Quôc, An Độ, Hoa Kì, Nhật Bản...
Thị trường tiêu thụ hàng dệt - may rất lớn, nhất là thị trường EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ, LB Nga và các nước Đông Âu. Hằng năm, mức tiêu thụ hàng dệt may ở các nước trên đạt 150 tỉ USD.
- CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yêu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. Vì vậy, nó tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Hơn thế nữa, thông qua việc chế biến, công nghiệp thực phẩm còn làm tăng thêm giá trị của sản phẩm đó, tạo khả năng xuất khẩu, tích luỳ vốn, góp phần cải thiện đời sống.
Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm rất phong phú và đa dạng (thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy và đóng hộp, chê biến sữa, rượu bia, nước giải khát...). Công nghiệp thực phẩm có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới. Các nước phát triển thường tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chế biến. Họ chú trọng làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện lợi khi sử dụng. Ở nhiều nước đang phát triển, ngành công nghiệp thực phẩm thường đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu và giá trị sản xuất công nghiệp.
Em hãy kể tên những mặt hàng của ngành công nghiệp thực phẩm đang được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
Câu hỏi vã bãi tập
Hình 32.9 - Sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới năm 2000
3. Dựa vào hình 32.9, em hãy nhận xét đặc điểm phân bô sản xuất ôtô và máy thu hình trên thế giới.