SGK Địa Lí 10 - Bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa

  • Bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa trang 1
  • Bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa trang 2
  • Bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa trang 3
  • Bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa trang 4
  • Bài 24. Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa trang 5
Bài 24
PHÀN BỐ DÃN Cư. CÃC LOẠI HĨNH ỌUẨN cư
VÀ ĐÔ THỊ HOÁ •
I - PHÀN BÓ DÂN Cư
Khái niệm
Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sông và các yêu cầu của xã hội.
Để thể hiện tình hình phân bố dân cư người ta thường sử dụng tiêu chí mật độ dân số, đó chính là sô dân cư trú, sinh sống trên một đom vị diện tích (thường là km2). Đơn vị tính mật độ dân sô là người/km2.
Đặc điểm
Phân bố dân cư không đều trong không gian
Theo thống kê năm 2005, trên Trái Đất có 6477 triệu người, mật độ dân số trung bình là 48 người/km2.
Bảng 24.1. PHÂN Bố DÂN CƯ THEO CÁC KHU vực, NĂM 2005
Số
thứ tự
Khu vực
Mật độ dân sô' (người/km2)
Số
thứ tự
Khu vực
Mật độ dân số (người/km2)
1
Bắc Phi
23
10
Đông Á
131
2
Đông Phi
43
11
Đông Nam Á
124
3
Nam Phi
20
12
Tây Á
45
4
Tây Phi
45
13
Trung - Nam Á
143
5
Trung Phi
17
14
Bắc Âu
55
6
Bắc Mĩ
17
15
Đông Âu
93
7
Ca-ri-bê
166
16
Nam Âu
115
8
Nam Mĩ
21
17
Tây Âu
169
9
Trung Mĩ
60
18
Châu Đại Dương
4
Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư trên thế giới.
b) Biến động về phân bố dân cư theo thời gian Bảng 24.2. TỈ TRỌNG PHÂN Bố DÂN cư THEO CÁC CHÂU LỤC, THÒI KÌ 1650 - 2005 (%)
Năm
Các châu lục
1650
1750
—.	
1850
iSìlil
2005
Á
53,8
61,5
61,1
60,6
Âu
21,5
21,2
24,2
11,4
Mĩ
2,8
1,9
5,4
13,7
Phi
21,5
15,1
9,1
13,8
Đại Dương
0,4
0,3
0,2
0,5
Toàn thế giới
100,0
100,0
100,0
100,0
Dựa vào bảng 24.2, hãy nêu sự thay đổi vê tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới trong thời kì 1650 - 2005.
Các nhân tố ành hưởng đến phân bố dân cư
Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyên cư...
II - CÁC LOẠI HỈNH ỌUẲN CƯ
Khái niệm
Quần cư là hình thức biêu hiện cụ thể của việc phân bô dân cư trên bề mặt Trái Đất, bao gồm mạng lưới các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định.
Phân loại vã đặc điểm a) Phân loại
Có hai loại hình quần cư chủ yếu : quần cư nông thôn và quần cư thành thị. Cơ sở cho việc phân chia này là căn cứ vào một hoặc một sô dấu hiệu quan trọng như chức năng của mỗi điểm dân cư, mức độ tập trung dân cư, vị trí địa lí kinh tế, kiến trúc, quy hoạch. Hai kiểu quần cư nông thôn và thành thị thường có sự khác biệt rất lớn về chức năng và mức độ tập trung dân cư.
Đặc điểm
Các điểm dân cư nông thôn xuất hiện sớm, mang tính chất phân tán trong không gian, gắn với chức năng sản xuất nông nghiệp. Các điểm dân cư đô thị gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ), quy mô dân sô đông, mức độ tập trung dân sô cao.
Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá, hình thức quần cư nông thôn ngày nay đang có nhiều thay đổi về chức năng, cấu trúc và hướng phát triển, về chức năng, nông nghiệp vẫn là hoạt động chính của các điểm quần cư nông thôn, nhưng ngoài ra còn có thêm chức năng khác như công nghiệp (chủ yếu là chê biên sản phẩm nông nghiệp), thủ công nghiệp, lâm nghiệp, đu lịch, thể thao... Kết quả là tỉ lệ dân phi nông nghiệp ngày càng tăng. Quá trình đô thị hoá cũng làm cho cấu trúc của các điểm quần cư nông thôn trở nên gần giống cấu trúc kiểu quần cư thành thị.
Ill - ĐÔ TH| HOÀ
Khái niệm
Đô thị hoá là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Đặc điểm
Quá trình đô thị hoá thể hiện ở ba đặc điểm chính sau đây : à) Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
Bảng 24.3. TỈ LỆ DÂN CƯ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN, THỜI KÌ 1900 - 2005 (%)
Năm
Khu vực
1900
1950
1970
1980
1990
2005
Thành thị
13,6
29,2
37,7
39,6
43,0
48,0
Nông thôn
86,4
70,8
62,3
60,4
■
57,0
52,0
Toàn thê giới
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Em có nhận xét gì về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn trên thế giới trong thời kì 1900 - 2005.
,IÊN BANG NGA
CAHÀCXTÀN
AM TRUNG QUỐC
TRÁC IRAN'
MARÔp-
MALAIW’;
INĐÔNÊXIA
BRAXIN
KDANIA
NAMIBIA
NAMPHf/
MAĐẤGAXCA
furưgÒay
b) Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
Số lượng các thành phô có sô dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều. Hiện nay trên thế giới có trên 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có sô dân từ 5 triệu trở lên.
Hình 24 - Ti lệ dân thành thị trên thế giới, thời kì 2000 - 2005 (%)
1 I < 25	I I 51 - 70
□ 25-50	>70
dươn\
Căn cứ vào hình 24, em hãy cho biết :
Những châu lục và khu vực nào có tỉ lệ dân cư thành thị cao nhất ?
Những châu lục và khu vực nào có tỉ lệ dân cư thành thị thấp nhất ?
Phổ biêh rộng rãi lối sống thành thị
Quá trình đô thị hoá làm cho lôi sống của dân cư nông thôn nhích gần lôi sống thành thị về nhiều mặt.
Ành hưởng của đõ thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội vã mối trường
a) Ảnh hưởng tích cực
Đô thị hoá không nhũng góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyên dịch cơ cấu kinh tê và cơ câu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bô dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị...
b) Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hoá nếu không xuất phát từ công nghiệp hoá, không phù hợp, cân đôi với quá trình công nghiệp hoá, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội.
Câu hỏi vã bài tập
Hãy nêu đặc điếm phân bố dân cư trên thê giới hiện nay. Những nhân tô ảnh hướng đến sự phân bố đó.
Trình bày sự khác biệt cơ bàn giữa hai loại hình quần cư thành thị và quần cư nông thôn.
Cho bàng số liệu :
DIỆN TÍCH, DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC, NÃM 2005
Chầu luc
•
Diện tích (triệu km2)
Dân số (triệu người)
Châu Phi
30,3
906
Châu Mĩ
42,0
888
Châu Á (trừ LB Nga)
31,8
3920
Châu Âu (kể cả LB Nga)
23,0
730
Châu Đại Dương
8,5
33
Toàn thế giới
135,6
6477
Tính mật độ dân sô thê giới và các châu lục.
Vẽ biêu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số thê giới và các châu lục.