SGK Địa Lí 7 - Bài 21: Môi trường đới lạnh

  • Bài 21: Môi trường đới lạnh trang 1
  • Bài 21: Môi trường đới lạnh trang 2
  • Bài 21: Môi trường đới lạnh trang 3
  • Bài 21: Môi trường đới lạnh trang 4
Chương IV
MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH.
HO,VI ĐỘNG KINII I Ế
CÚ A CON NGƯỜI Ở ĐÔI LẠNH
Bài 2 MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
Đới lạnh là xứ sở của băng tuyết, khí hậu rất khắc nghiệt. Cho đến nay, còn nhiều điều chúng ta chưa biết về mồi trường đới lạnh.
Đặc điểm của môi trường
Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
- Quan sát các hình 21.1, 21.2 và 21.3, hãy :
+ Tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu.
+ Nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh.
Hình 21.1 - Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dừ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.
Ô-XTRÂY-LI-A
Đường đẳng nhiệt + 10°C (thang I), ranh giới đới lạnh r \ Khu vực băng x"—'	trượt xuống biển
C32) Băng vĩnh cửu
Đóng băng ( Thềm băng
Khu VI tr. nhi
	 Giới hạn đóng băng quanh năm
Đóng băng mùa đông Các trạm nghiên cứu khoa học: của Pháp của Hoa Kì của Nga
Hon-man (70°30’B)
1	2 3	4 5 6 7 8 9 10 11 12
I I Mưa Nhiệt đô trung binh năm: -12,3°c I I Tuyét Lượng mưa trung binh năm: 133mm
Khu vực nhiéu núi băng trôi Hải lưu lạnh
của Anh
Hình 21.2 - Lược đồ môi trường đới lạnh ở vùng Nam Cực
Hình 21.3 - Biểu đổ nhiệt độ và lượng mưa
ở Hon-man (Ca-na-đa)
Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°C.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ở dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi mùa hạ đến.
Ở VLÌng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến 10m. Vào mùa hạ, biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi. Ở châu Nam Cực và đảo GrơnTen,' băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biên, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biên về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
- Quan sát các hình 21.4 và 21.5, so sánh sự kỉiác nhau giữa núi băng và băng trôi.
ỉ
Hình 21.4 - Núi băng	Hình 21.5 - Băng trôi
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích phủ băng thu hẹp lại.
Hình 21.7 - Đài nguyên Bắc Mĩ vào mùa hạ
Hình 21.6 - Đài nguyên Bắc Âu vào mùa hạ
Hình 21.8 - Tuần lộc	Hình 21.9 - Chim cánh cụt	Hình 21.10 - Hãi cầu
Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chi phát
triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y...
Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông đê đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông. Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ, rêu, địa y... nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lóp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...
Đới lạnh nằm trong khoảng tù' hai vòng cực về phía hai cực, có khí. hậu vô cùng lạnh lẽo. Vùng đài nguyên nằm ven biển gần Bắc cực có các loài thực vật đặc trưng là rêu, địa y... và một sô loài cây thấp lùn. Động ỵật thích nghi được với khí hậu.lạnh nhờ có lớp mỡ, lóp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước. Một sô động vật di cư đê tránh mùa đông lạnh, số khác lại ngủ suốt mùa động.
Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thê hiện như thê nào ?
Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất ?
Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt ?
Đoạn văn sau đây mô tả cuộc sống trong ngôi nhà băng của người Tnuc (E-xki-mô). Cho biết người Tnuc đã thích nghi với mùa đông giá lạnh như thê nào ?
"Cuộc sống trong ngôi nhà băng thật chẳng tiện nghi chút nào nhưng con người vẫn phải sông cho qua mùa đông giá lạnh tù' -30°C đến -40°C. Nhà băng là nơi cư trú tốt nhất cho người Tnuc, các chú chó và lương thực của họ. Nhờ có ngọn đèn mỡ hải cẩu thắp liên tục, nhiệt
độ trong nhà luôn duy trì từ o°c đến 2°c.
Vào nhà, người ta phải cởi bở bộ quần áo khoác ngoài bằng da và lông thú đã lạnh cứng lại, để tránh băng tan làm ướt người.
Cơ thê cần luôn khô ráo mới chống được cái lạnh. Đôi với chúng tôi, điều đáng sợ nhất trong ngôi nhà là sự hồn tạp của hơi người, mùi thịt cá tươi, mùi lông chó, mùi mỡ hải cẩu cháy và mùi bếp núc. Trên trần chỉ có một lồ thông hơi nhỏ cho cả ngôi nhà đông
đúc, lối ra vào đã bị đông quần áo nút kín lại". Hình 2I ,Ị. Ngôi nhà bãng của (7heo P.E. Vic-to)	người I-nuc ở Bắc Mĩ.