SGK Địa Lí 7 - Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

  • Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa trang 1
  • Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa trang 2
  • Bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa trang 3
Bài 7 MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
Trong đới nóng, có một khu vực tuy cùng vĩ độ với các môi trường nhiệt dới và hoang mạc nhưng thiên nhiên có nhiều nét đặc sắc, đó là vùng nhiệt đới gió mùa.
Khí hậu
Xấc định vị trí của môi trường nhiệt đới gió mùa trên hình 5.1.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở Nam Á và Đông Nam Á.
Quan sát các hình 7.1 và 7.2, nhận xét về hướng gió thổi vào mùa hạ và vào mùa đông ở các khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Giải thích tai sao lượng mưa ở các khu vực này lại có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông.
LƯỢNG MƯA Dưới 250mm 250mm-700mm 701mm-1500mm Trên 15G0mm
► Gió mùa mùa đông
Hình 7.1 - Lược đồ gió mùa mùa hạ	Hình 7.2 - Lược đồ gió mùạ mùa đông
ở Nam Á và Đông Nam Á	ở Nam Á và Đông Nam Á
O khu vực Nam A và Đông Nam A, mùa hạ có gió thôi từ An Độ Dương và Thái Bình Dương tới, đem theo không khí mát mẻ và mưa lớn. Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng về gần Xích đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa mùa đông thổi thành từng đợt. Mồi khi gió về, ở những vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài đến hàng tuần. Mùa đông ở Hà Nội, nhiệt độ có thể xuống dưới 10°C trong vài ngày.
- Quan sát các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và Mum-bai (Ấn Độ), qua đó nêu nhận xét về diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Diễn biến nhiệt độ trong năm ở Hà Nội có gì khác ở Mum-bai ?
Hình 7.3 - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội
Hình 7.4 - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Mum-bai (Ân Độ)
Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường.
Nhiệt độ trung bình năm ở đây trên 20°C. Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8°c.
Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm nhưng thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần biển hay xa biển, vàơ sườn núi đón gió hay khuất gió. Sê-ra-pun-di nằm ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới (12.000 mm). Mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung từ 70% đến 95% lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV), lượng mưa tuy ít nhưng vần đủ cho cây côi sinh trưởng.
Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dề gây ra hạn hán hay lụt lội.
Các đặc điểm khác của môi trường
Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và phong phú của đới nóng.
Nhịp điệu mùa có ảnh hưởng lớn.tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sông của con người trong khu vực.
- Nhận xét về sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên qua hai ảnh dưới đây.
Hình 7.5 - Rừng cao su vào mùa mưa
Hình 7.6 - Rừng cao su vào mùa khô
Tuỳ thuộc vào lượng mưa và sự phân bô mưa trong năm mà có các thảm thực vật khác nhau. O những nơi mưa nhiều, rừng cũng có nhiều tầng nhưng không bằng rừng rậm xanh quanh năm ; trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô. Những nơi ít mưa có đồng cỏ cao nhiệt đới. Ớ vùng cửa sông, ven biển đang được phù sa bồi đắp, xuất hiện rừng ngập mặn. Đó là những môi trường sông thuận lợi cho nhiều loài động vật khác nhau, cả ở trên cạn và dưới nước.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho việc trồng cầy lương thực nhiệt đới (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp. Vùng nhiệt đới gió mùa là một trong những nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới.
Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai đặc điểm nổi bật là nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường. Đây là kiểu môi trường đa dạng và phong phú. Gió mùa có ảnh hưởng lớn tới cảnh sặc thiên nhiên và cuộc sống của con người.
Nam Á và Đông Nam Á là những khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp ; đây là những nơi- sớm tập trung đông dân trên thế giới.
Nêu đặc điếm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Trình bày sự đa dạng của môi trường nhiệt đới gió mùa.