SGK Địa Lí 7 - Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo)

  • Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo) trang 1
  • Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo) trang 2
Bài 45 : KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ
(Tiếp theo)
Công nghiệp
- Dựa vào hình 45.1, trình bày sự phân bố sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu ở khu vực Trung và Nam Mĩ.
BÈ-LI-XÊ
HA-MAI-CA
GOA-TE-MA-LA(^}^j()N đu XAN-VA-ĐƠ
NI-CA-RA-GỚẠQ
CÔ-XTARI-C.V
i-I-TI
ĐÔ-5|I-NI-CA-NA
Ằ Khai thác dầu o 00 khí
4 Luyện kim đen o Thục phẩm 4 Luyện kim màu
Lọc dầu r Đóng tàu
Cảng
r Hoá chất
2 Dệt
Sản xuất ôtô
a “ jqguy-a-na
PA-NA.ÍtA- -	VÊ-NÊ-XU-êỊlA / XtMM-NAM
I 'shỳỉUY-AN
Ê-CU-A-	y/
Hình 45.1 - Lược đồ phân bô công nghiệp Trung và Nam Mĩ
Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la là những nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. Các ngành công nghiệp chủ yếu là cơ khí chế tạo, lọc dầu, hoá chất, dệt, thực phẩm... Các nước trên luôn cô gắng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn vay thiêu hiệu quả, dẫn đến nợ nước ngoài tăng cao, đe doạ sự ổn định kinh tế trong nước.
Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng. Đa số các xí nghiệp khai thác khoáng sản lớn đều do các công ti tư bàn nước ngoài nắm giữ.
Ở các nước trong vùng biên Ca-ri-bê, ngành công nghiệp chủ yếu là sơ chế nông sản và chê biến thực phẩm như sản xuất đường, đóng hộp hoa quả...
Vân đề khai thác rùng A-ma-dôn
Với diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới, mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc, nhiều khoáng sản với trừ lượng lớn... A-ma-dôn không chỉ là lá phổi của thê giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.
Việc khai thác rừng A-ma-dôn để lấy gỗ và lấy đất canh tác, xây dựng đường bộ và đường sắt xuyên A-ma-dôn đến các vùng mỏ và các đô thị mới đã góp phần phát triển kinh tế và đời sổng ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng cũng làm cho môi trường rừng A-ma-dôn bị huỷ hoại dần, ảnh hưởng tới khí hậu khu vực và toàn cầu.
Khôi thị trường chung Mec-cô-xua
Năm 1991, các nước Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay và Pa-ra-guay đã thông nhất cùng nhau hình thành một thị trường chung đê tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì. Đó là cơ sở để hình thành Khôi thị trường chung Mec-cô-xua.
Việc tháo dỡ hàng rào thuê quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia frong khối đã góp phần gia tăng sự thịnh vượng của các thành viên frong khối.
Những năm qua, khôi Mec-cô-xua đã kết nạp thêm hai thành viên mới là Chi-lê, Bô-li-vi-a và đang hướng tới việc thành lập thị trường chung Liên Mĩ.
Hoạt động kinh tế chủ yêu của các nựớc Trung và Nam Mĩ là sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản nhằm mục đích xuất khẩu. Bôn nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực là Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xù-ê-la.
Việc khai thác rừng A-ma-dôn vào mục đích kinh tê đã tác động xâu tới môi trường của khu vực và thế giới.
Để thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì, một sô quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã cùng nhau hình thành Khôi thị trường chung Mec-cô-xua.
Câu hỏi và bài tập
Trình bày sự phân bô sản xuất của một sô ngành công nghiệp chủ yêu ở Trung và Nam Mĩ.
Tại sao phải đặt vân đề bảo vệ rừng A-ma-dôn ?