SGK Địa Lí 7 - Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới

  • Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới trang 1
  • Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới trang 2
  • Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới trang 3
  • Bài 47: Châu Nam Cực - châu lục lạnh nhất thế giới trang 4
Chương VUI
CHÂU NAM cực
Bài 47 : CHÂU NAM cực -
CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI
Châu Nam Cực bị băng tuyết bao phủ quanh năm. Vì thếnơi đây không có cư dân sinh sông thường xuyên...
1. Khí hậu
Châu Nam Cực bao gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa. Diện tích 14,1 triệu km2.
- Quan sát hình 47.1, xác định vị trí địa lí của châu Nam Cực. Vị trí địa lí đó ảnh hưởng như thê'nào đến khí hậu của châu lục ?
Hình 47.1 - Lược đồ tự nhiên châu Nam Cực
- Quan sát hình 472, nhận xét về chế độ nhiệt của châu Nam Cực.
Trạm Lit-tơn A-mê-ri-can	Trạm Vô-xtôc
Hình 47.2 - Biểu đồ nhiệt độ của hai địa điểm ở châu Nam Cực
Châu Nam Cực còn được gọi là "cực lạnh" của thế giới. Vào năm 1967, các nhà khoa học Na Uy đã đo được nhiệt độ thấp nhất ở Nam Cực là -94,5°c.
cực NAM
Trạm Đuy-mông Đuyếc-vin
Hình 47.3 - Lát cắt địa hình và lớp phủ băng ở lục địa Nam Cực
Nơi đây là vùng khí áp cao ; gió từ trung tâm lục địa toả ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, với vận tốc thường trên 60 km/giờ. Vùng Nam Cực là nơi có gió bão nhiều nhất thê giới.
3000m
2000m
1000m
Om
- Quan sát hình 47.3, cho biết đặc điểm nổi bật của bề mặt lục địa Nam Cực.
Do điều kiện khí hậu giá lạnh quanh năm, gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích băng ở đây lên tới trên 35 triệu km3.
Lớp băng phủ ở lục địa Nam Cực thường xuyên di chuyển từ vùng trung tâm ra các biển xung quanh. Khi đến bờ, băng bị vỡ ra, tạo thành các băng sơn (núi băng) trôi trên biên, rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại.
Ngày nay, dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, khí hậu Trái Đất đang nóng lên, lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn.
- Sự tan băng ở châu Nam Cực sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên Trái Đất như thế nào ?
Do khí hậu lạnh khắc nghiệt, trên lục địa Nam Cực, thực vật không thể tồn tại. Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biên sông ở ven lục địa và trên các đảo, dựa vào nguồn tôm, cá và phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh. Cá voi xanh ở vùng biển Nam Cực trước kia rất nhiều, nhưng do con người đánh bắt quá mức nên chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Lục địa Nam Cực giàu khoáng sản như than đá, sắt, đồng ... trong đó nhiều nhất là than và sắt. Ngoài ra, vùng thềm lục địa Nam Cực còn có tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên.
Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu
■ Nam Cực là châu lục được biết đến muộn nhất.
Con người đã phát hiện ra châu Nam Cực vào cuối thế kỉ XIX, nhưng mãi đến đầu thê ki XX một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên được lục địa và sau đó tiến sâu dần vào các vùng nội địa.
Hình 47.4 - Một trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực
Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện. Đã có nhiều nước như Nga, Hoa Kì, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Ác-hen-ti-na, Nhật Bản... xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học ở đây.
Ngày 1-12-1959, đã có 12 quốc gia kí "Hiệp ước Nam Cực", quy định việc khảo sát Nam Cực chỉ giới hạn trong mục đích vì hoà bình và không công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên ở châu Nam Cực.
Cho đến nay, châu Nam Cực vẫn chưa có dân cư sinh sông thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sông trong các trạm nghiên cứu khoa học, được trang bị những phương tiện kĩ thuật hiện đại.
Châu Nam Cực bị băng tuyết bao phủ quanh năm, giàu tài nguyên khoáng sản, là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.
■ Đây là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống thường xuyên.
Câu hỏi và bài tập
Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
Tại sao châu Nam Cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sông ?