SGK Địa Lí 7 - Bài 49: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương

  • Bài 49: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương trang 1
  • Bài 49: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương trang 2
  • Bài 49: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương trang 3
  • Bài 49: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương trang 4
Bài 49 : DÂN cư VÀ KINH TÊ' CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Châu Đại Dương là châu lục thưa dân nhưng có ti’lệ đô thị hoá cao. Trình độ phát triển kinh tếgỉữa cấc nước râ't chênh lệch.
Dân cư
- Qua bảng số liệu dưới đây, nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia thuộc châu Đại Dương (năm 2001).
Tên nước
Diện tích (nghìn km2)
Dân sô (triệu người)
Mật độ dân sô (người / km2)
Tỉ lệ dân thành thị (%)
Toàn châu Đại Dương
8537
31
3,6
69
Pa-pua Niu Ghi-nê
463
5
10,8
15
Ô-xtrây-li-a
7741
19,4
2,5
85
Va-nu-a-tu
12
0,2
16,6
21
Niu Di-len
271
3,9
14,4
77
Châu Đại Dương là châu lục có mật độ dân sô thấp nhất thế giới. Phần lớn dân "cư sông tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a, ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê.
Trong khi đó, nhiều đảo chỉ có vài chục người hoặc không có người ở.
Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2001 có tới 69% dân số sông trong các đô thị.
Hì/í/ĩ 49.1 - Thành phô Xit-ni (Ôxtrây-li-a)
Dân cư gồm hai thành phần chính là người bản địa và người nhập cư.
Hình 49.2 - Người Pô-li-nê-điêng chuẩn bị ra khơi
Người bản địa chiếm khoáng 20% dân số, bao gồm người Ô-xtra-lô-it sông ở Ô-xtrây-li-a và các đảo chung quanh, người MêTa-nê-diêng sông trên các đảo Tây Thái Bình Dương và người Pô-li-nê-diêng sông trên các đảo Đông Thái Bình Dương.
Người nhập cư chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn là con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thế kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrâyTi-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gôc Á.
Châu Đại Dương còn có một sô đảo thuộc chủ quyền của một số quốc gia ở các châu lục khác (như ; Anh, Pháp, Hoa Kì, Chi-lê...).
2. Kinh tế
- Dựa vào bảng số liệu thống kê dưới đây nhận xét trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương.	(Năm 2000)
^'''''~\15ỉ ước
Các tiêu chí
Ô-xtrây-li-a
Niu DiTen
Va-nu-a-tu
Pa-pua
Niu Ghi-nê
1. Thu nhập bình
20337,5
13026,7
1146,2
677,5
quân đầu người (USD)
2. Cơ cấu thu nhập
quốc dân (%) :
- Nông nghiệp
3
9
19
27
- Công nghiệp
26
25
9,2
41,5
- Dịch vụ
71
66
71,8
31,5
Khoáng sản tuy có trừ lượng lớn nhưng chủ yếu tập trung trên các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương. Các khoáng sản chính là bôxit (1/3 trù’ lượng của thê giới), niken (1/5 trữ lượng của thế giới), sắt, than đá, dầu mỏ, khí đốt, vàng, đồng, thiếc, uranium ...
Các đảo san hô thường có nhiều phốt phát, nhiều bãi biển đẹp, đại dương bao quanh có nhiều hải sản.
Châu Đại Dương có ít đất trồng trọt, ở lục địa Ô-xtrây-li-a, đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích. Màu mỡ nhất là đất núi lửa trên các đảo.
Kinh tế của các nước châu Đại Dương phát triển rất không đều. Ô-xfrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ; tuy lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm ti lệ rất thấp nhưng hai nước này lại nổi tiếng về xuất’ khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa ...; các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm ... rất phát triển.
Cáe quốc đảo còn lại đều là những nước đang phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên đê xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính là khoáng sản (phốt phát, dầu mỏ, khí đốt, vàng, than đá, sắt....), nông sản (cùi dừa khô, ca cao, cà phê, chuôi, vani...), hải sản (cá ngừ, cá mập, ngọc trai...), gồ. Trong công nghiệp, chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.
Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước.
Châu Đại Dương có mật độ dân sô thấp nhất thế giới. Tỉ lệ dân thành thị cao, nhất là ợ .Ô-xtrây-li-a và Niu DiTen.
Kinh tế phát triển rất không đều giữa các .nước. Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len là haì nước có nền kinh tế phát triển. Các nước còn lại kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch và khai thác tài nguyên thiên nhiên đê xuất khẩu.
Câu hỏi và bài tập
Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương.
Nêu sự khác biệt về kinh tê của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương.