SGK Địa Lí 7 - Bài 35: Khái quát châu Mĩ

  • Bài 35: Khái quát châu Mĩ trang 1
  • Bài 35: Khái quát châu Mĩ trang 2
  • Bài 35: Khái quát châu Mĩ trang 3
  • Bài 35: Khái quát châu Mĩ trang 4
Bài 35 KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
Châu Mĩ được người châu Âu phát kiến vào cuối thê'kỉ XV nên được gọi là Tân thê'giới. Những luồng di dân trong quá trình lịch sử dã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở chàu lục nầỵ.
Một lãnh thổ rộng lớn
Châu Mĩ rộng 42 triệu km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
Quan sát hình 35.1, cho biết châu Mĩ tiếp giáp những đại dương nào ? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây ?
So với các châu lục khác, châu Mĩ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ hem cả, từ vùng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam. Nơi hẹp nhất của châu Mĩ là eo đất Pa-na-ma rộng không đến 50km. Kênh đào Pa-na-ma đã cắt qua eo đất này, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Quan sát hình 35.1, cho biết ỷ nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma.
Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
Trước khi Cri-xtôp Cô-lôm-bô phát hiện ra Tân thế giới, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, họ là con cháu của người châu Á di cư đến từ xa xưa.
CHÂU ÂU
ộ
- Dòng biển nóng Dòng biển lạnh Ranh giới băng tròi ■aUxz •,<( 1/^ Đài nguyên ậ.	Rùng lá kim
-ộ	Rùng cân nhiệt	đới
(Q5	Rùng lá rộng
®	Rùng râm nhiệt đái
DỒNG BÀNG A-MA-DÓN
ũ
Khí đốt
Đồng
1
Dầu mỏ
Chì
■
Than
€
Vàng
bỂ
Mangan
▲
Sát
~~n
1 . 1
1 1
0-200
200-500
500-1000 1000-2000 Trén 2000 1
(Đơn vi tính: mét)
Xavan lí' Thào nguyên *«**! Hoang mạc & nửa hoang mạc
Hình 35.1 - Lược đổ tự nhiên châu Mĩ
\ Chủng tộc
Mõn-gô-lô-it cổ
k— Người Anh,
I	Pháp, l-ta-li-a ,ĐÚC
x—►- Người Tây Ban Nha Ngưài Bồ Đào Nha Chủng tộc Nê-grô-it
Hình 35.2 - Lược đồ các luồng nhập cư vào châu Mĩ
Người Anh-điêng phân bô rải rác trên hầu khắp châu lục, sống chủ yếu bằng nghề săn bắn và trồng trọt. Một số bộ lạc cổ của người Mai-a, người A-xơ-tếch ở Trung Mĩ, người In-ca ở Nam Mĩ có trình độ phát triển khá cao. Họ đã biết luyện kim, có nghề trồng trọt phát triển, có kĩ thuật xây dựng và đã từng lập nên những quốc gia hùng mạnh. Đó là các nền văn minh : Mai-a, In-ca, A-xơ-tếch.
Người E-xki-mô cư trú ở ven Bắc Băng Dương, sống bằng nghề bắt cá và săn thú.
Từ thế kỉ XVI, châu Mĩ có thêm người gốc Âu nhập cư,, thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it, với sô lượng ngày càng tăng. Trong quá trình xâm chiếm châu Mĩ, thực dân da trắng đã tàn sát người Anh-điêng đê cướp đất, đồng thời cưỡng bức người da đen thuộc chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi sang làm nô lệ, khai thác đất hoang, lập các đồn điền trồng bông, thuốc lá, mía, cà phê...
Lịch sử nhập cư đã tạo nên thành phần chủng tộc đa dạng ở châu Mĩ. Trong quá trình chung sống, các chủng tộc này hoà huyết, làm xuất hiện các thành phần người lai.
Quan sát hình 35.2, nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ.
Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ ?
Châu Mĩ rộng 42 triệu km2, nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, trải dài từ vòng cực Bắc đến tận vùng cận cực Nam.
Do lịch sử nhập cư lấu dài, châu Mĩ cỏ thành phần chủng tộc đa dạng : Môn-gô-lô-it, ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô-it. Các chủng tộc ở châu Mĩ đã hoà huyết, tạo nên các thành phần người lai.
Câu hỏi và bài tập
Lãnh thổ châu Mĩ (phần lục địa) kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ ?
Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ?