SGK Địa Lí 7 - Bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương

  • Bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương trang 1
  • Bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương trang 2
  • Bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương trang 3
Chương IX
CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Bài 48 : THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Nằm giữa Thái Bình Dương mênh mông, châu Đại Dương có tổng diện tích hơn 8,5 triệu km.2, gồm lục địa ô-xtrây-lí-a và vô sô'đảo và quần đảo lớn nhỏ. Khí hậu nóng ẩm điều hoà, cây cối xanh tốt quanh năm đã biến các đảo của châu Đại Dương thành ''thiên đàng xanh"giữa biển cả mênh mông.
1. VỊ trí địa lí, địa hình
Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 diện tích bề mặt Trái Đất nhưng lại không yên tĩnh như tên gọi. Những trận cuồng phong trên biển và bão nhiệt đới có sức tàn phá lớn đối với các đảo và các vùng ven biển. Vành đai
lửa Thái Bình Dương là nơi thường xuyên có những trận động đất và núi lửa phun, kèm theo những đợt sóng thần dữ dội.
Giữa màu xanh mênh mông của Thái Bình Dương, bên cạnh lục địa Ô-xtrây-li-a là vô số các đảo lớn nhỏ nằm rải rác hoặc tập trung thành những quần đảo, tạo thành các chuồi đảo hình vòng cung. Tất cả hợp thành châu Đại Dương.
- Dựa vào hình 48.1, hãy :
+ XÓC định vị trí lục địa ô-xtrây-li-a và các đảo lớn của châu Đại Dương.
+ Xác định vị trí các chuỗi đảo thuộc châu Đại Dương.
Phía tây kinh tuyến 180°, trong vùng Tây Thái Bình Dương, từ phía nam lên là quần đảo Niu Di-len, lục địa Ô-xtrây-li-a, kế tiếp là chuồi đảo núi lửa Mê-la-nê-di và trên cùng là chuồi đảo san hô Mi-crô-nê-di với khoảng 1300 đảo nhỏ, nhiều đảo chỉ rộng trên dưới 1 km2.
Phía đông kinh tuyến 180° là chuồi đảo núi lửa nhỏ và đảo san hô Pô-li-nê-di, nằm rải rác trong vùng Đông Tháỉ Bình Dương rộng lớn. Nhiều đảo cách xa nhau hàng nghìn kilômét.
2. Khí hậu, thực vật và động vật
Hình 48.2 - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng thuộc châu Đại Dương
- Dựa vào hình 48.2, cho biết đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc châu Đại Dương.
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hoà. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tuỳ thuộc vào hướng gió và hướng núi.. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những "thiên đàng xanh" giữa Thái Bình Dương. Biển nhiệt đới trong xanh với các rặng san hô có nhiều hải sản, là nguồn sông của dân cư và là tài nguyên du lịch quan trọng của nhiều nước.
Phần lớn diện tích lục địa ô-xtrây-li-a là hoang mạc. Ô-xtrây-li-a nguyên là một phần của lục địa Nam Cực, được tách ra và trôi dạt về phía Xích đạo cách đây từ 55 triệu năm đến 10 triệu năm nên đã bảo tồn được những động vật độc đáo duy nhất trên thế giới như các loài thú có túi, cáo mỏ vịt... Ở đây có hơn 600 loài bạch đàn khác nhau.
Quần đảo Niu Di-len và phía nam Ô-xtrây-li-a có khí hậu ôn đới.
Hình 48.3 - Cang-gu-ru
Hình 48.4 - Gấu túi Cô-a-la
Bão nhiệt đới cùng với nạn ô nhiễm biển và mực nước biển dâng cao do Trái Đất nóng lên đang đe doạ cuộc sống cùa dân cư trên nhiều đảo thuộc châu Đại Dương.
Châu Đại Dương gồm lục địa.Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len, ba chuồi đảo san hô và núi lửa Mê-la-nê-di, Mi-crô-nêLdi, PôTi-nê-di và vô sô đảo nhỏ trong Thái Bình Dương. Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hoà, mưa nhiều. Phần lớn diện tích lục địa ô-xtrây-li-a là hoang mạc. Biển và rừng là những nguồn tài nguyên quan trọng của châu Đại Dương.
Câu hỏi và bài tập
Cho biết nguồn gốc hình thành các đáo của châu Đại Dương.
Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương ?
Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn ?