SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Bài 1. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400)

  • Bài 1. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400) trang 1
  • Bài 1. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400) trang 2
  • Bài 1. Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400) trang 3
sơ Lược VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN (1226 -1400)
- VÀI NÉT VỂ BỐI CẢNH XÃ HỘI
Sau khi thay nhà Lý, nhà Trần có nhiều chính sách tiến bộ để xây dựng đất nước. Chế độ trung ương tập quyền được củng cố và tăng cường. Với bạ lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên, tinh thần tự cường, tự chủ dân tộc ngày càng nâng cao, đất nước giàu mạnh. Đó cũng là nguyên nhân và điều kiện cho nền nghệ thuật phát triển.
- VÀI NÉT VỀ Mĩ THUẬT THỜI TRẦN
Mĩ thuật thời Trần thực tế là sự nối tiếp và phát triển mĩ thuật thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khoẻ khoắn hơn. Yếu tố tạo nên nét đặc trưng đó là sự giao lưu văn hoá rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc kháng chiến.
Kiến trúc
Kiến trúc cung đình : Nhà Trần cho tu bổ lại kinh thành. Thăng Long và xây dựng khu cung điện Thiên Trường (Tức Mặc,
Nam Định - quê hương các vua Trần).
Ngoài ra, nhà Trần còn xây các khu lăng mộ nổi tiếng như lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình), khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh).
Ấ7é/Ĩ trúc Phật giáo : Nhà Trần đã xây dựng những ngôi chùa, tháp nổi tiếng như các chùa ở núi Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bối Khê (Hà Tây Từ ngày 01-8-2008, theo Nghị quyết của Quốc hội, hợp nhất tỉnh Hà Tây vào thành phô' Hà Nội.
), tháp chùa Phổ Minh (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc),... Hình 1. Tháp chùa Phổ Minh (Nam Định)
Điêu khác và trang trí
Điêu khắc và trang trí luôn gắn với công trình kiến trúc. Tượng Phật được tạc nhiều để thờ cúng, do đó, các chùa đều có tượng. Ngoài ra, còn có tượng quan hầu và tượng con thú ở các khu lăng mộ như tượng Hổ tại lăng Trần Thủ Độ, tượng Trâu, Ngựa ở lăng Trần Hiến Tông,...
Chạm khắc chủ yếu để trang trí, làm tôn thêm vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, nhiều bức chạm có chủ đề và bố cục độc lập được coi như những tác phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ : cảnh Dâng hoa - Tấu nhạc (chùa Thái Lạc, Hưng Yên), Vũ nữ múa (bệ đá chùa Hoa Long, Thanh Hoá), Rồng (chùa Dâu, Bắc Ninh), ...
Hình Rồng thời Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn
Rồng thời Lý.
Hình 2. Hình Rồng và hoa trên viên gạch (Gốm tráng men - Chùa Hoa Yên,
Quảng Ninh)
Hình 3. Sư tử (Tượng đá - Chùa Thông, Thanh Hoá)
Hình 4. Hình Rồng (Chạm gỗ - Chùa Dâu, Bắc Ninh)
Đồ gốm
Gốm thời Trần có xương dày, thô và nặng hơn so với gốm thời Lý. Đồ gốm gia dụng phát triển mạnh. Gốm hoa nâu, hoa lam với nét vẽ khoáng đạt không gò bó, đã nói lên tính phóng khoáng của nghệ nhân làm gốm thời Trần.
Đề tài trang trí trên gốrq chủ yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu với thể thức không thay đổi nhiều so với thời Lý.
Hình 5. Bát gốm men nâu
Hình 6. Bát gốm men ngọc
- ĐẶC ĐIỂM Mĩ THUẬT THỜI TRẦN
Mĩ thuật thời Trần có vẻ đẹp khoẻ khoắn, phóng khoáng, biểu hiện được sức mạnh, lòng tự hào và tự tôn dân tộc.
Mĩ thuật thời Trần kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn.
Mĩ thuật thời Trần tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung, làm giàu hơn cho nền nghệ thuật dân tộc.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy nêu một số nét về bối cảnh xã hội thời Trần.
Nêu vài nét về kiến trúc, điêu khắc, trang trí và đồ gốm thời Trần.
Nêu đặc điểm của mĩ thuật thời Trần.