SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Tiết 12. Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca - Nhạc lí: Cung và nửa cung - Dấu hóa

  • Tiết 12. Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca - Nhạc lí: Cung và nửa cung - Dấu hóa trang 1
  • Tiết 12. Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca - Nhạc lí: Cung và nửa cung - Dấu hóa trang 2
- Dấu hoá
Nhạc lí
CUNG VÀ NỦÀ CUNG
DÂU HOÁ
Cung và nửa cung
Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về độ cao giữa 2 âm thanh đi liền bậc. Một cung bằng 2 nửa cung.
Trong 7 bậc âm tự nhiên : Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, (Đô) có những khoảng cách một cung và nửa cung như sau :
Đô - Rê : 1 cung Rê - Mi: 1 cung Mi - Pha : 2“cung Pha - Son : 1 cung Son - La : 1 cung La - Si: 1 cung Si - Đô : ỳ cung
Ghi một cung và nửa cung trên khuông nhạc thường dúng kí hiệu :
1 cung :	nửa cung :
Dấu hoá
a) Dấu hoá là kí hiệu dùng để thay đổi độ cao của các nốt nhạc. Có 3 loại dấu hoá thưòng dùng là : dấu thăng ), dấu giáng ([7), dấu bình (t]). Dấu thăng có tác dụng nâng cao nốt nhạc lên nủ'a cung. Dấu giáng hạ thấp nốt nhạc xuống nửa cung. Dấu bình chỉ sự huỷ bỏ hiệu lực của dấu thăng hoặc dấu giáng. Dấu hoá đặt sau khoá nhạc hoặc đặt trước nốt nhạc.
b) Dấu hoá suốt đặt ở đầu khuông nhạc (sau khoá nhạc) gọi là hoá biểu. Các dấu hoá trong hoá biểu được ghi cùng một loại, nó có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc. Trên hoá biểu có thể có từ 1 đến 7 dấu hoá.
c) Dấu hoá bất thường đặt ở trước nốt nhạc chỉ có ảnh hưởng tới nốt nhạc cùng tên đứng sau nó trong phạm vi một nhịp.
Ă ĩ - f ỉ
Son thăng	Son bình
Nốt Son ở nhịp thứ ba trở lại nốt Son bình.
d) Quan sát các nốt nhạc cách nhau một cung và nửa cung trên đàn phím :
Đô Đô# Rê Rê# Mi Pha Pha# SonSon# La La# Si Đô Đô# Rê... (Rê b) (Mi b)	(Son b) (La b) (Si b)	(Rê b)
CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP
Tìm khoảng cách nửa cung và một cung ttong 2 nhịp đầu của bài hát Khúc hát chim sơn ca.
Tim những câu hát có giai điệu giống nhau trong bài hát vừa học.