SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Tiết 32. Ôn tập - Bài đọc thêm: Đàn tranh

  • Tiết 32. Ôn tập - Bài đọc thêm: Đàn tranh trang 1
  • Tiết 32. Ôn tập - Bài đọc thêm: Đàn tranh trang 2
TIÊT 32
ÔN TẬP
BÀI ĐỌC THÊM : Đàn tranh
nnn I (TĐN số 8)
Ôn tập hai bài hát
Ca-chiu-sa
Tiêng ve gọi hè
Ôn tập Tập đọc nhạc
TON số 8, số 9
* Ghi nhớ cách thể hiện
a) Hình tiết tấu :
c J. J ■ J
4 J J I J J I J J J i' J (TĐNsô'9)
b) Cao độ :
Tập đọc các ví dụ dưới đây :
BÀI ĐỌC THÊM
ĐÀN TRANH
Cây đàn 16 dây, tên Hán - Việt là thập lục cầm, còn gọi là đàn tranh. Theo sử sách, đàn tranh đã xuất hiện ở Việt Nam đời nhà Trần, khoảng thế kỉ xn - XIII. Đàn hình hộp, dài khoảng llOcm, đầu đàn hẹp khoảng 13cm, mặt đàn vồng lên, được làm bằng gỗ. Thành đàn gỗ cứng, có khi trang trí hoa văn (khảm trai hoặc sơn mài). Đáy đàn bịt bằng gỗ, có lỗ thoát âm.
Đầu đàn rộng, có 16 lỗ, xếp hàng ngang, một cần đàn bằng kim loại uốn cong theo mặt đàn. Ở giữa mật đàn có 16 ngựa đàn (còn gọi là con nhạn) làm bằng gỗ hoặc xương, ngà, đầu bịt đồng, có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao của dây. Ở đầu hẹp, có 16 trục đàn để lên dây. Dây đàn bằng kim loại, lên dây theo thang 5 âm : gồm dây Bắc, dây Nam và dây Huế. Tầm cữ âm của đàn tranh rộng ba quãng tám.
Nhạc công gẩy đàn bằng móng gẩy với các ngón á, đánh chồng âm, ngón vê, láy, rền ... Tay trái có các ngón nhấn, rung, vỗ, vuốt...
Đàn tranh có âm thanh tươi vui, thánh thót, rộn ràng, được dùng để đệm cho ngâm thơ, hát và là một thành phần không thể thiếu được trong dàn nhạc tài tử, dàn nhã nhạc. Đàn tranh còn sử dụng trong các lễ hội, trong dàn nhạc sân khấu chèo, cải lương. Các nghệ sĩ dùng đàn tranh để diễn tấu các bản nhạc vui, rộn ràng, tình cảm ... Trong những năm qua, tốp ca của nhiều đoàn nghệ thuật dùng đàn tranh đệm cho các bản tình ca đậm đà hương vị dân gian, tạo được hiệu quả nghệ thuật cao trên các sân khấu ở trong và ngoài nước.