SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Bài 28. Vẽ trang trí - Trang trí đầu báo tường

  • Bài 28. Vẽ trang trí - Trang trí đầu báo tường trang 1
  • Bài 28. Vẽ trang trí - Trang trí đầu báo tường trang 2
theo ý thích)
BÀI 28
VẺ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ ĐAU báo tường
CHIO0ISAOĐÓ
CHÀO MỪNG NGÀY8-3
Hình 1. Đầu báo tường chào mừng ngày 8-3. (Bài tham khảo)
MỬNGNGÃY3Q-
Hình 2. Đầu báo tường chào mừng ngày 30-4 và 1-5. (Bài tham khảo)
I - QUAN SÁT, NHẬN XÉT
Báo tường là tờ báo treo, dán trên tường của các đơn vị, các cơ quan, nhà máy, trường học,... phản ánh các hoạt động của đơn vị hay cơ sở đó.
Đầu báo tường thường có :
+ Tên tờ báo : do đơn vị tự đặt sao cho phù hợp với nội dung từng số báo. Ví dụ : Măng non, Tuổi trẻ, Thi đua, Học tập, Tuổi hoa,... Tên báo được viết với kích thước to, màu sắc nổi bật, kiểu dáng chữ đẹp ;
+ Tên đơn vị, số báo, ngày, tháng, năm ra báo và dòng chữ thể hiện chủ đề nội dung tờ báo ;
+ Thông thường, trên đầu báo có minh hoạ, nội dung phù hợp với chủ đề. Ví dụ : huy hiệu Măng non, huy hiệu Đoàn, hình ảnh học tập, lao động hay hình chim, hoa,...
SỐ BÁO CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNGTHỦ ĐÔ 10-10
Tiền
Hình 3. Đầu báo tường chào mừng ngày giải phóng Thủ đô (Bài tham khảo)
pnong
II - CÁCH TRANG TRÍ
Vẽ phác các mảng để trình bày tên báo, số báo, tên đơn vị, hình ảnh minh hoạ. Có thể phác thảo nhiều cách sắp xếp để chọn, chú ý sao cho tỉ lệ giữa các mảng chữ và mảng minh hoạ thuận mắt, cân đối, tên báo nổi bật.
Phân bố vị trí chữ trong từng dòng rồi vẽ phác các nét chữ.
Vẽ nét của các hình minh hoạ.
Vẽ màu : chọn những màu thích hợp với nội dung để trang trí cho đầu báo rõ ràng, tươi sáng và đẹp.
Có thể dùng giấy màu cắt dán để trang trí.
c) Vẽ chi tiết	d) Vẽ màu
'Hình 4. Cách trang trí đầu báo tường (Bài tham khảo)
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy trang trí đầu báo tường của lớp (tự chọn tên báo), khổ 15 X 28 cm.