SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Bài 25. Vẽ tranh - Đề tài Trò chơi dân gian

  • Bài 25. Vẽ tranh - Đề tài Trò chơi dân gian trang 1
  • Bài 25. Vẽ tranh - Đề tài Trò chơi dân gian trang 2
  • Bài 25. Vẽ tranh - Đề tài Trò chơi dân gian trang 3
  • Bài 25. Vẽ tranh - Đề tài Trò chơi dân gian trang 4
( L\r/ BÁĨ25 ĐỂ TÀI TRÒ CHƠI DÀN GIAN
I - TÌM VÀ CHỌN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Trò chơi dân gian bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của nhân dân lao động. Nó ra đời để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của con người.
Các trò chơi dân gian thường được tổ chức theo nhiều hình thức và nội dung khác nhau với những trò chơi như chơi chuyền, chơi khăng, đánh đáo, chơi bi, chơi ô ăn quan, chơi cờ, đua thuyền, ném còn, chơi đu, thả diều, bịt mắt bắt dê, ... Ngoài ra, ở nhiều miền quê còn có các trò chơi dân gian độc đáo, thú vị khác.
Đề tài Trò chơi dân gian đã được thể hiện trong tranh dân gian : Đấu vật (tranh Đông Hồ), Múa rồng, Trẻ em chơi rồng rắn (tranh Hàng Trống). Nó là nguồn cảm hứng cho các hoạ sĩ sáng tác thành tranh như Chơi ô ăn quan - tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh, Chơi bi - tranh khắc gỗ của Lê Phàn,...
Đấu vật. Tranh dân gian Đông Hồ
Bịt mắt bắt dê. Tranh sáp màu của học sinh
II - CÁCH VẼ
Chọn một trò chơi dân gian mà em thích và đã từng tham gia để vẽ cho sinh động.
Chú ý cách sắp đặt vị trí, số người tham gia và cách tổ chức ở mỗi trò chơi khác nhau. -
Cảnh quan cần thích hợp với mỗi trò chơi. Sân đình, sân nhà, sân trường, ngoài cổng làng, bên gốc cây đa, trên đê, bãi cỏ,... là những địa điểm có phong cảnh đẹp nhưng phải lựa chọn các hình ảnh để vẽ cho phù hợp vói trò chơi.
Choi chuyền. Tranh màu bột của học sinh
Vui chơi. Tranh bút dạ của học sinh
Hội thả diều. Tranh màu bột của học sinh
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Vẽ một bức tranh đề tài Trỏ chơi dân gian.