SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Tiết 24. Ôn tập bài hát: Khúc ca bốn mùa - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7 - Âm nhạc thường thức: Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam

  • Tiết 24. Ôn tập bài hát: Khúc ca bốn mùa - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7 - Âm nhạc thường thức: Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam trang 1
  • Tiết 24. Ôn tập bài hát: Khúc ca bốn mùa - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7 - Âm nhạc thường thức: Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam trang 2
TIẾT 24
Ôn tập bài hát : Khúc ca bốn mùa
Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN số 7
Âm nhạc thường thức : Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam
Âm nhạc thường thức
VÀI NÉT VỂ ÂM NHẠC THIÊU NHI VIỆT NAM
Âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng là nhu cầu về tinh thần hết sức cần thiết đối với thiếu nhi. Từ bao đời nay, trong dân gian đã lưu truyền biết bao câu ca dao, những bài đồng dao, nhũng câu nói vần, nói vè đầy tính âm nhạc cho trẻ em chơi và hát.
Trước Cách mạng tháng Tám - 1945, những bài hát cho trẻ em thật hiếm hoi. Sau cách mạng, cùng với phong trào thiếu niên, nhi đồng phát triển mạnh, hoạt động ca hát trong các em được quan tâm và bài hát viết cho lứa tuổi này ngày càng được những nhạc sĩ sáng tác chú ý.
Hơn nửa thế kỉ qua, đã có hàng ngàn bài hát cho trẻ em ở các lứa tuổi mầm non, nhi đồng, thiếu niên. Có thể nói, trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam hiện đại đã hình thành một dòng âm nhạc cho trẻ em. Các bài hát cho trẻ'em vang lên trên các sân khấu hội diễn, các phương tiện thông tin đại chúng, trong các trường học, các buổi sinh hoạt thiếu nhi ở khắp thành phố, nông thôn, miền núi,...
Các bài hát cho thiếu nhi thật phong phú, đa dạng và giàu tính giáo dục. Nhiều bài hát đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao được cả người lớn và trẻ em yêu thích. Có những bài lưu truyền tù' thế hệ này qua thế hệ khác, tồn tại lâu dài cùng năm tháng.
Có những nhạc sĩ hầu như gắn bó suốt cuộc đời với sự nghiệp sáng tác cho trẻ em. Họ đã đem đến cho lứa tuổi nhỏ những bài ca hồn nhiên, trong sáng, đầy cảm xúc với những hình tượng âm nhạc đẹp đẽ.
Trong số rất nhiều nhạc sĩ đã đóng góp bài hát cho phong trào âm nhạc thiếu nhi Việt Nam có thể kể một số tác giả và những bài hát tiêu biểu như:
Phong Nhã với bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Hành khúc Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ...; Lưu Hữu Phước với Beo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan ...; Lê Thương với Chú Cuội; Hùng Lân với Hè về; Phạm Tuyên với Cánh én tuổi thơ, Chiếc đèn ông sao ...; Hoàng Vân với Em yêu trường em, Mùa hoa phượng nở...', Mộng Lân với Em là mầm non của Đảng, Nguyễn Bá Ngọc - Người thiếu niên dũng cảm ; Phan Huỳnh Điểu với Đội kèn tí hon ; Văn Chung với Lượn tròn lượn khéo ; Trương Quang Lục với Màu mực tím, Tuổi hồng; Trịnh Công Sơn với Em là bông hồng nhỏ; Bùi Đình Thảo với Đi học, Em đi giữa biển vàng; Hoàng Long - Hoàng Lân với Bác Hồ - Người cho em tất cả, Từ rừng xanh cháu về thám Lăng Bác ; Hàn Ngọc Bích với Đưa cơm cho mẹ đi cày, Em bay trong đêm pháo hoa ; Xuân Giao với Em mơ gặp Bác Hồ ; Phạm Trọng Cầu với Cho con ... Và nhiều nhạc sĩ khác như Cao Minh Khanh, Lê Minh Châu, Vũ Trọng Tường, Hà Hải, Phạm Đăng Khương, Phan Trần Bảng, Nguyễn Văn Hiên, Trần Đức, Vũ Hoàng, Trần Ngọc, Huy Trân ... đã có nhiều bài hát cho tuổi thơ được phổ biến rộng rãi trong những năm qua.
CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP
Sưu tầm các bài hát thiếu nhi em yêu thích.
Học thuộc TON số 7 và ghép vói lời ca.