SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Tiết 2. Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu - Tập đọc nhạc: TĐN số 1 - Bài đọc thêm: Cây đàn bầu

  • Tiết 2. Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu - Tập đọc nhạc: TĐN số 1 - Bài đọc thêm: Cây đàn bầu trang 1
  • Tiết 2. Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu - Tập đọc nhạc: TĐN số 1 - Bài đọc thêm: Cây đàn bầu trang 2
TIẾT 2
Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu
Tập đọc nhạc : TON số 1
Bài đọc thêm : Cây đàn bầu
Tập đọc nhạc : TĐN sô 1 •
Ca ngợi TỔ quốc
'(Trích)
Nhanh - Vui
Nhạc và lời: HOÀNG VÂN
h:
ề •—»	—r—
Tương lai đang đón chờ tay em và noi theo bước đàn anh.
Jr	s
k
k
J
)
J
9
V
)
k
V	
/
1~
J
VV£~-	4. '	1/	1	
Tương lai đang đón chờ tay em đi xây dựng nước nhà.
% Nhận xétTĐN số 1 :
Về cao độ : dùng các nốt Đô - Rê - Mi - Pha - Son.
Về trường độ : có các hình nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Tìm các nốt nhạc có trong bài TON số 1 và sắp xếp lại trên khuông nhạc theo thứ tự từ thấp lên cao. Em hãy tập đọc đúng cao độ các nốt đó.
Học thuộc bài TON số 1 và kết hợp gõ theo âm hình tiết tấu trong bài.
BÀI ĐỌC THÊM
CÂV ĐÀN BẦU
Đàn bầu là một trong những nhạc cụ độc đáo và lâu đời của Việt Nam. Lúc đầu, đàn bầu khá đơn giản, chỉ gồm một ống bương, một dây đàn, một cần đàn và một quả bầu hay nửa cái gáo dừa. Trong quá trình phát triển, cây đàn bầu được cải tiến không ngừng. Đàn bầu phổ biến hiện nay gồm có: thân đàn hình hộp dài, phần đầu nhỏ hon phần cuối, mặt đàn hơi phồng làm bằng gỗ nhẹ, có lỗ thoát âm. Ớ đầu đàn có một cần đàn làm bằng tre, mềm dẻo, đầu vót nhỏ dần và uốn cong ; cần đàn xuyên qua vỏ quả bầu già cắt đáy và cắm xuống thân đàn. Cuối đàn có một trục bằng gỗ hoặc bằng kim loại để lên dây. Dây đàn bằng kim loại được buộc vào cần đàn, mắc vào trục đàn. Que gẩy bằng tre hoặc song vót nhọn.
Về nguyên lí phát âm, đàn bầu dùng âm bồi. Khi chơi đàn, nhạc công gẩy vào dây, đồng thời cạnh bàn tay chạm nhẹ vào điểm nút của dây tạo nên âm bồi. Kĩ thuật diễn tấu của bàn tay phải có gẩy, có vê, tay trái nhạc công uốn cần đàn. Do sự đàn hồi của dây khi căng khi chùng mà âm thanh nâng cao hay hạ thấp, luyến láy uyển chuyển, điêu luyện. Kĩ thuật tay trái có ngón rung, ngón nhấn, ngón chùn, ngón nhún. Đàn bầu có thể đánh được bán âm, 1/3 hay 1/4 âm. Tầm cữ âm của đàn bầu rộng ba quãng tám.
Âm sắc của đàn bầu óng chuốt, ngọt ngào, quyến rũ, sâu thẳm, làm say mê người nghe. Trong những năm gần đây, người ta đã thành công trong việc khuếch đại âm, làm cho âm thanh đàn bầu vang to nhưng vẫn giữ được màu âm độc đáo truyền thống.
Đàn bầu thường được sử dụng để độc tấu hoặc đệm khi ngâm thơ. Gần đây, đàn bầu còn tham gia trong các dàn nhạc dân tộc. Tiếng đàn bầu Việt Nam từ lâu đã ngân vang trên những sân khấu lớn ở nhiều nước ưên thế giới, đi vào lòng bạn bè năm châu.
Theo Thái Thanh