SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Bài 26. Thường thức mĩ thuật - Vài nét về mĩ thuật Ý (I - ta - li - a) thời kì Phục hưng

  • Bài 26. Thường thức mĩ thuật - Vài nét về mĩ thuật Ý (I - ta - li - a) thời kì Phục hưng trang 1
  • Bài 26. Thường thức mĩ thuật - Vài nét về mĩ thuật Ý (I - ta - li - a) thời kì Phục hưng trang 2
  • Bài 26. Thường thức mĩ thuật - Vài nét về mĩ thuật Ý (I - ta - li - a) thời kì Phục hưng trang 3
  • Bài 26. Thường thức mĩ thuật - Vài nét về mĩ thuật Ý (I - ta - li - a) thời kì Phục hưng trang 4
VÀI NÉT VỀ MĨ THUẬT Ý (I-TA-LI-A)
THỜI KÌ PHỤC HUNG
I - CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIEN của mĩ thuật ý thời kì phục hưng
Nước Ý là cái nôi, là đỉnh cao sáng chói của nghệ thuật Phục hưng mà hào quang còn mãi tới ngày nay.
ơ thời kì Phục hưng, bên cạnh kiến trúc và điêu khắc, hội hoạ Ý phát triển rất mạnh mẽ. Trong thời kì này đã xuất hiện những hoạ sĩ thiên tài cùng với các tác phẩm bất hủ. Các tác phẩm này đã trở thành những di sản văn hoá quý báu của nhân loại.
Giai đoạn đầu tiên (thế kỉ XIV) đánh dấu những bước đi chập chững tìm đường cho xu thế hiện thực mới với tên tuổi hoạ sĩ Xi-ma- buy và người học trò tài năng của ông là Giốt-tô. Hoạ sĩ Giốt-tô là người đầu tiên của Ý sáng tác theo xu hướng nghệ thuật hiện thực với các bức bích hoạ vẽ theo các sự tích trong Kinh thánh.
Trên trần Điện Xích-xtin. Tranh tường của Mi-ken-lăng-giơ
Mùa xuân. Tranh sơn dầu của Bốt-ti-xen-li
Ma-đôn-na
Tranh sơn dầu của Ra-pha-en
Giai đoạn thứ hai (thế kỉ XV, còn gọi là giai đoạn tiền Phục hưng) với trung tâm nghệ thuật lớn là Phơ-lô-răng-xơ. Trung tâm này được coi như là một trường học lớn vì đã đào tạo ra nhiều danh hoạ, trong đó có các hoạ sĩ nổi tiếng như Ma-dắc-xi-ô, Bốt-ti-xen-li,... Một trong những đặc điểm của giai đoạn này là dùng chủ đề tôn giáo và các nhân vật trong Kinh thánh, các nhân vật thần thoại để tái tạo nên khung cảnh hiện thực và con người thời bấy giờ.
Giai đoạn thứ ba (thế kỉ XVI, còn gọi là giai đoạn Phục hưng cực thịnh), nghệ thuật đã phát triển đến đỉnh cao sáng tạo về sự cân bằng, trong sáng và hài hoà. Trung tâm lớn nhất của giai đoạn này là Rô-ma (thủ đô của Ý), nơi đã đóng góp cho lịch sử mĩ thuật thế giới những hoạ sĩ tài năng, những con người uyên bác, đa tài như Lê-ô-na dơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ, Ra-pha-en, Gióc-giôn, Ti-xiêng, Tanh-tô-rê...
II - MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA MĨ THUẬT Ý THỜI KÌ PHỤC HƯNG
Trong sáng tác, các hoạ sĩ, nhà điêu khắc thường khai thác chủ đề tôn giáo, các nhân vật trong kinh thánh hoặc thần thoại để tạo nên khung cảnh hiện thực và con người đương thời.
Hình ảnh con người được thể hiện có tỉ lệ cân đối, biểu hiện nội tâm sâu sắc, sống động và chân thực.
Các hoạ sĩ tìm cách diễn tả ánh sáng, chiều sâu theo luật xa gần của không gian trong tác phẩm.
Xu hướng nghệ thuật hiện thực ra đời và ngày càng đạt tới đỉnh cao của sự mẫu mực.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy kể lại các giai đoạn phát triển của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.
Nêu một vài đặc điểm của mĩ thuật Ý thời kì Phục hưng.