SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Tiết 13. Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca - Tập đọc nhạc: TĐN số 5 - Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bét - tô - ven

  • Tiết 13. Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca - Tập đọc nhạc: TĐN số 5 - Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bét - tô - ven trang 1
  • Tiết 13. Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca - Tập đọc nhạc: TĐN số 5 - Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bét - tô - ven trang 2
  • Tiết 13. Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca - Tập đọc nhạc: TĐN số 5 - Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bét - tô - ven trang 3
  • Tiết 13. Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca - Tập đọc nhạc: TĐN số 5 - Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bét - tô - ven trang 4
TIẾT 13
Ôn tập bài hát : Khúc hát chim sơn ca
Tập đọc nhạc : TON số 5
Âm nhạc thường thức : Giới thiệu nhạc sĩ Bét-tô-ven
Tập đọc hhạc : TĐN sô 5
Em là bông hồng nhỏ
(Trích)
. Vừa phải	Nhạc và lời: TRỊNH CÔNG SƠN
J J r JIJ r N j-p-F r
Em sẽ /à mùa xuân của mẹ. Em sẽ là màu nắng của
(Trang sách) hồng nằm mơ màng ngủ. Em gối đầu trên những vần
' I J J *- M
H r * *
cha. Em đến trường học bao điều lạ. Môi biết cười là những nụ thơ. Em thấy mình là bông hồng nhỏ. Bay giữa...
ĩ-
hoa. Trang sách...
% Nhận xét TĐN số5 :
Về cao độ : có dùng nốt Pha ở dòng 5. Nốt Pha ở khe 1 có dấu thăng đứng trước (đó là nốt “Pha thăng” cao hơn nửa cung so với nốt Pha). Đây là dấu hoá bất thường.
Về trường độ : có nốt đen và nốt trắng.
Bài nhạc dùng nhịp 4 . Nhịp đầu tiên là nhịp lấy đà.
đời làm mát ngày qua...
Âm nhạc thường thức
GIỚI THIỆU NHẠC sĩ BÉT-TÔ-VEN
Lút-vích van Bét-tô-ven (1770 -1827) là nhạc sĩ thiên tài người Đức, sinh ở thành phố Bon, tác giả của những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng : 9 bản giao hưởng. 32 bản xô-nát cho đàn pi-a-nô và rất nhiều tác phẩm xuất sắc khác ...
Trong cuộc đời, ông gặp nhiều khó khăn, đau khổ và mắc bệnh điếc. Tuy vậy, ông vẫn sáng tác đều đặn và càng lớn tuổi ông càng sáng tác những tác phẩm âm nhạc có giá trị hơn, hoàn hảo hơn. Giao hưởng số 3, số 5, số 6, số 9 và xô-nát số 8, số 14, số 23 là những bản nhạc rất quen biết vói công chúng yêu âm nhạc cổ điển ở Việt Nam.
BUỘC TOÀN THẾ GIỚI PHẢI NHẮC đến tên
Năm 1787, lần đầu tiên Bét-tô-ven đến Viên, thủ đô nước Áo. Việc chính của Bét-tô-ven là đến thăm Mô-da, một nhạc sĩ thiên tài. Khi Bét-tô-ven tới thì đúng lúc nhà soạn nhạc Mô-da đang sáng tác vở nhạc kịch Đông Gioăng.
Bước ra mở cửa, Mô-da thấy một thanh niên khoẻ mạnh trạc 17 tuổi, dáng dấp hơi thô : vai rộng, trán cao, duy có đôi mắt thì lúc nào cũng như sáng rực lên. Chàng thanh niên rụt rè nói:
Thưa nhạc sư, tôi biết nhạc sư rất bận nhưng quả thực tôi vừa từ Bon tới đây, rất mong được nhạc sư chỉ bảo cho.
Từ ngày nổi tiếng, Mô-da rất sợ những vị khách tự nhận là “thần đồng” đến xin được dạy bảo. Hơn ai hết, Mô-da hiểu rất rõ nghệ thuật đâu phải là con đường đầy hoa hồng. Trong lĩnh vực nghệ thuật, đánh giá sai về một con người chính là làm khổ con người đó suốt đời.
Mô-da chỉ vào cây đàn pi-a-nô, bảo :
Anh bạn trẻ thành Bon, hãy chơi một bài mà anh yêu thích nhất.
Bét-tô-ven ngồi xuống ghế, khẽ đặt hai bàn tay to lên mạt đàn, những đầu ngón tay lướt nhẹ trên những phím đàn.
Tiếng nhạc mở đầu gợi cho Mô-da một bản xô-nát khá quen thuộc, đòi hỏi rất nhiều kĩ xảo phức tạp. Với phong cách mạnh mẽ, phóng khoáng, chàng thanh niên này đã đạt tới trình độ kĩ thuật điêu luyện.
Đưa mắt nhìn Mô-da, Bét-tô-ven cứ tưởng nhạc sư bị cuốn hút vào bài biểu diễn “tủ” của mình. Nào ngờ, anh rất ngạc nhiên khi thấy nhạc sĩ bậc thầy tỏ vẻ lơ là dần.
Tiếng nhạc vừa dứt, Mô-da gật gù bảo Bét-tô-ven :
Khá đấy ! Có nhạc cảm và kĩ thuật tốt. Cứ khổ luyện đi, anh sẽ trở thành một nhạc sư giỏi.
“Nhạc sư giỏi” ? Bét-tô-ven không muốn đi theo con đường đó. Điều chàng mơ ước chính là muốn để lại cho đời những bản nhạc bất hủ ! Chàng cố nén hồi hộp, mạnh dạn nói:
Thưa nhạc sư, tôi rất muốn tập sáng tác. Xin ngài hãy ra cho tôi một chủ đề, tôi sẽ cố gắng sáng tác tuỳ hứng để ngài dạy bảo cho.
Mô-da nhìn chàng trai, suy nghĩ một lát, rồi bước tới bên cây đàn, mười ngón tay lúc nhanh, lúc chậm nhấn trên phím đàn dựng thành một chủ đề âm nhạc. Ông đưa mắt nhìn vị khách trẻ như có ý bảo : “Chủ đề đấy ! Anh bạn hãy thử tạo nên một bản nhạc xem sao !”
Vài giây yên lặng thoáng qua, Bét-tô-ven không hề lúng túng. Dưới những ngón tay mềm mại, những âm thanh êm dịu lan ra, có lúc nhịp nhàng thánh thót, có lúc sôi động mãnh liệt khiến Mô-da phải ôm đầu, nhăn trán vì tâm hồn bị dòng nhạc cuốn hút mỗi lúc một thêm mạnh mẽ.
Hãy dừng lại ! - Mô-da giơ tay ra hiệu.
Được nghe đúng những tiếng nhạc bật ra từ trái tim đầy hấp dẫn và kì diệu của Bét-tô-ven, Mô-da xúc động hỏi:
Tên anh là gì ?
Thưa, tôi là Lút-vích van Bét-tô-ven ạ !
Mô-da tiến lại gần, đặt hai bàn tay còn run rẩy vì cảm xúc mạnh lên vai chàng trai trẻ và nói khẽ như thầm thì nhưng khẳng định :
Rồi đây anh bạn sẽ buộc toàn thê' giới phải nhắc đến tên mình !
Chàng trai ưẻ thành Bon cảm thấy choáng váng xúc động khi nghe những lời nói như vậy từ một Mô-da thiên tài.
Theo sách Cuộẹ sông và sự nghiệp - NXB Kim Đồng
Bài ca hoà bình
(Trích đoạn hợp xưóng trong Giao hưởng sô'9)
NhạcBÉT-TÔ-VEN
Trang nghiêm	Phỏng dịch lời: LÝ TRỌNG
Hoà bình trên trái đất cho muôn người là niềm mơ ước Loài người luôn quyết thắng thiên tai và bạo lực gìn giữ...
mãi bên nhau chan
hoà tình thân ái muôn ngàn đời.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Em kể đôi điều về nhạc sĩ vĩ đại người Đức Bét-tô-ven.
Đọc bài TĐN số 5, hát và kết hợp đánh nhịp.