SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Bài 17. Vẽ trang trí - Trang trí bìa lịch treo tường

  • Bài 17. Vẽ trang trí - Trang trí bìa lịch treo tường trang 1
  • Bài 17. Vẽ trang trí - Trang trí bìa lịch treo tường trang 2
  • Bài 17. Vẽ trang trí - Trang trí bìa lịch treo tường trang 3
BÀI 17
VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ BÌA LỊCH TREO TƯỜNG
I - QUAN SÁT, NHẬN XÉT
Trong cuộc sống, có nhiếu loại lịch khác nhau : lịch treo tường, lịch đế bàn, lịch cá nhân (lịch bỏ túi), ... Chúng có kích thước, hình thức trình bày khác nhau tuỳ theo tính chất sử dụng của mỗi loại.
Bìa lịch thường có ba phần chính :
+ Phần hình ảnh : các hình ảnh đặc trưng cho hoạt động của các đơn vị xuất bản lịch hoặc hình ảnh về thiên nhiên, con người, đời sống xã hội, ...
+ Phần chữ : tên năm (bàng chữ và bằng số), tên và biểu tượng của cơ quan,
ban, ngành, nhà xuất bản, ... + Phần lịch ghi ngày tháng.
Đũ LỊER VIỆT NAM
THÁNG 6
4
77MfflỊ qtâvq
■ 1
Xuân Tân Tỵ	2acW
Hình 2. Gợi ý cách sắp xếp (bố cục) một số bìa lịch treo tường
a) Phác thảo đặt mảng
./
b) Thể hiện chi tiết
Hình 3. Gợi ý cách trang trí bìa lịch
II - CÁCH TRANG TRÍ
Chọn hình trang trí: có thể chọn chủ đề mùa xuân (hoa đào, hoa mai, lễ hội, ngày Tết) ; phong cảnh đẹp, cuộc sống con người, thể thao, vãn hoá hoặc con vật tượng trưng cho năm đó.
Xác định khuôn khổ bìa lịch : Học sinh tự chọn khuôn khổ và kiểu dáng cho bìa lịch mà mình thích (hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn).
Vẽ phác bố cục, tìm vị trí của chữ và hình ảnh.
Chú ý các thông tin chính như : tên năm, hình ảnh, chủ đề phải rõ, nổi bật.
Màu sắc : nên dùng các màu tươi sáng phù hợp với không khí đầu xuân (vẽ phác bằng bút chì trước khi vẽ màu).
Có thể dùng'hình thức cắt dán ảnh, hoạ tiết trang trí, ... kết hợp với vẽ màu.
CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP