SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Bài 21. Thường thức mĩ thuật - Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954

  • Bài 21. Thường thức mĩ thuật - Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 trang 1
  • Bài 21. Thường thức mĩ thuật - Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 trang 2
  • Bài 21. Thường thức mĩ thuật - Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 trang 3
  • Bài 21. Thường thức mĩ thuật - Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 trang 4
  • Bài 21. Thường thức mĩ thuật - Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954 trang 5
BÀI 21
THƯỜNG THỨC Mỉ THUẬT
MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHAM TIÊU BlỂư
CỦA MĨ THUẬT VIET NAM
TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐỀN NĂM 1954
1. Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984)
Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21 tháng 7 năm 1892 tại xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1925, ông là sinh viên khoá đầu tiên của Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương (1925 - 1930). Sau khi được tiếp xúc với tranh lụa Trung Quốc, Nguyễn Phan Chánh bắt đầu nghiên cứu cách vẽ trên lụa. Lối vẽ của ông dựa vào kĩ thuật dựng hình châu Âu nhưng vẫn giữ được hoà sắc, bố cục và bút pháp phương Đông truyền thống. Những tác phẩm đầu tay của ông như Chơi ô án quan, Em cho chim ăn, Rửa rau cầu ao, Lên đồng, ... đã đạt được thành công rực rỡ.
Chân dung hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh
Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh là người chuyên vẽ tranh lụa. Tranh lụa của ông rung động lòng người bởi tình cảm chân thật, giản dị, giàu lòng nhân ái và biểu hiện rất rõ phong cách Việt Nam.
Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh mất năm 1984, hưởng thọ 92 tuổi. Năm 1996, Nhà nước truy tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
Chơi ô ăn quan
Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh
2. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (1906 - 1954)
Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân sinh năm 1906 tại Hà Nội, quê ở làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông dương năm 1931 và là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mĩ thuật kháng chiến mở ở chiến khu Việt Bắc.
Tô Ngọc Vân là một trong những hoạ sĩ nổi tiếng của nền mĩ thuật Việt Nam hiện đại. Trước Cách mạng tháng Tám, ông chuyên vẽ tranh các thiếu nữ thị thành đài các. Những tác phẩm mĩ thuật nổi tiếng của ông ở giai đoạn này là -. Thiếu Chân dung hoạ sĩ Tô Ngọc Vân nữ bên hoa huệ, Hai thiêu nữ và. em bé... Sau
Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến, ông chuyển sang vẽ tranh về những chiến sĩ Vệ quốc đoàn, những ông già nông thôn chất phác, những cô thôn nữ người dân tộc thuỳ mị, xinh đẹp. Ông đã tự chiến thắng cái cũ ngay trong chính con người mình để đi theo cách mạng. Những sáng tác của ông ở giai đoạn này phải kể đến là bức tranh sơn mài Nghỉ chân bên đồi và nhiều kí hoạ về cuộc, kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nghỉ chân bên đổi
Tranh sơn mài của Tô Ngọc Vân
Nãm 1954, trên đường công tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông đã anh dũng hi sinh. Năm 1996, Nhà nước truy tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912 - 1977)
Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung sinh năm 1912, quê ở làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1934. Cách mạng tháng Tám thành công, ông đã nhanh chóng có mặt trong những ngày đầu giành chính quyền, hăm hở đi vẽ phố phường Hà Nội rợp cờ hoa mừng ngày độc lập. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hoạ sĩ đã tham gia đoàn quân Nam tiến. Ông vẽ và mở lớp đào tạo hoạ sĩ trẻ tại khu vực miền Trung Trung Bộ. Một số tác phẩm mĩ thuật nổi tiếng của ông ở thời kì này là Du kích tập bắn, Làm kíp lựu đạn, Khai hội, ...
Chân dung hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung
Hoà bình lập lại, hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung vừa sáng tác, vừa tham gia công tác quản lí. Ông là viện trưởng đầu tiên của Viện nghiên cứu Mĩ thuật, đồng thời cũng là người có công trong việc xây dựng Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam. Ông mất năm 1977.
Năm 1996, Nhà nước truy tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh về Vãn học - Nghệ thuật.
Du kích tập bắn. Tranh màu bột của Nguyễn Đỗ Cung
Nhà điêu khắc - hoạ sĩ Diệp Minh Châu (1919 - 2002)
Nhà điêu khắc - hoạ sĩ Diệp Minh Châu sinh năm 1919 tại Nhơn Thạnh, Bến Tre. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1945 và là người tiêu biểu cho thế hệ các hoạ sĩ miền Nam đi theo kháng chiến. Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Ham, Bắc là bức tranh nổi tiếng mà ông vẽ bằng máu của chính mình trên lụa. Tại chiến khu Việt Bắc, ông đã vẽ nhiều bức tranh về nơi ở và làm việc của Hồ Chủ tịch. Ngoài ra, ông còn là tác giả của các pho tượng : Võ Thị Sáu, Hương sen, Bác Hồ với thiếu nhi,...
. Năm 1996, Nhà nước trao tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
Chân dung nhà điêu khắc- hoạ sĩ Diệp Minh Châu
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Em hãy kể tên và tóm tắt tiểu sử một số hoạ sĩ tiêu biểu từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954.
Em hãy kể tên một vài bức tranh tiêu biểu ở thời kì này.
Ngoài các tác giả, tác phẩm đã học trong bài này, em còn biết tác giả, tác phẩm nào khác ?
Bác Hồ với thiếu nhi ba miên Trung, Nam, Bắc. Tranh lụa của Diệp Minh Châu