SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Bài 4. Vẽ tranh - Đề tài Tranh phong cảnh

  • Bài 4. Vẽ tranh - Đề tài Tranh phong cảnh trang 1
  • Bài 4. Vẽ tranh - Đề tài Tranh phong cảnh trang 2
  • Bài 4. Vẽ tranh - Đề tài Tranh phong cảnh trang 3
VẺ TRANH
BÀI 4	ĐỂ TÀI TRANH PHONG CẢNH
- TÌM VÀ CHỌN NỘI DUNG ĐỂ TÀI
Tranh phong cảnh vẽ về cảnh vật : núi, sông, biển cả, nhà cửa, cây cối, ... nhưng cũng có thể vẽ thêm người, loài vật cho sinh động. Mỗi bức tranh phản ánh vẻ đẹp ở các miền quê khác nhau bằng cảm xúc và cách thể hiện của người vẽ.
Tranh phong cảnh tạo nhiều cảm hứng cho người xem vì nó diễn tả vẻ đẹp đa dạng, phong phú của thiên nhiên và rất gần với đời sống con người.
Trên thế giới, có nhiều hoạ sĩ nổi tiếng chuyên vẽ tranh phong cảnh và coi đó là một niềm dam mê, như Mô-nê (Pháp), Lê-vi-tan (Nga), Vương Duy (Trung Quốc), Hi-rô-si-ghê (Nhật Bản), ...
Ở Việt Nam, nhiều hoạ sĩ có tranh phong cảnh đẹp như Trần Đình Thọ với bức Tre (sơn mài), Nguyễn Văn Bình với bức Phong cảnh nông thôn (sơn mài), Phan Kế An với bức Nhớ một chiểu Tây Bắc (sơn mài), Lương Xuân Nhị với bức Đồi cọ (sơn dầu), Bùi Xuân Phái với những bức tranh về Phô' cổ Hà Nội (sơn dầu), ...
- CÁCH VẼ
Vẽ tranh phong cảnh dù đơn giản đến đâu vẫn cần phải tuân thủ các nguyên tắc về bố cục, màu sắc và đậm nhạt như yêu cầu vẽ tranh đề tài.
Tranh phong cảnh thường vẽ cảnh trực tiếp hoặc vẽ từ những kí hoạ ghi chép cảnh thật. Trước khi vẽ, cần tiến hành theo các bước sau :
Chọn cảnh và cắt cảnh
Tìm và chọn góc cảnh có bố cục đẹp, có những hình ảnh điển hình để vẽ.
Thể hiện
Vẽ phác hình toàn cảnh.
Vẽ từ bao quát đến chi tiết, có mảng chính, mảng phụ.
Lược bỏ các chi tiết không cần thiết.
Vẽ màu theo màu sắc thiên nhiên cùng với cảm xúc của người vẽ.
Phố cổ Hà Nội. Tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái
Phong cảnh nông thôn. Tranh sơn mài của Nguyễn Văn Bình
Phong cảnh miền núi
Tranh màu nước và sáp màu của học sinh
Phong cảnh
Tranh xé dán giấy của học sinh
Phô em. Tranh màu nước và bút dạ của học sinh
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Vẽ một bức tranh phong cảnh theo ý thích.