SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Tiết 29. Học hát: Bài Tiếng ve gọi hè - Bài đọc thêm: Xuất xứ một bài ca

  • Tiết 29. Học hát: Bài Tiếng ve gọi hè - Bài đọc thêm: Xuất xứ một bài ca trang 1
  • Tiết 29. Học hát: Bài Tiếng ve gọi hè - Bài đọc thêm: Xuất xứ một bài ca trang 2
  • Tiết 29. Học hát: Bài Tiếng ve gọi hè - Bài đọc thêm: Xuất xứ một bài ca trang 3
  • Tiết 29. Học hát: Bài Tiếng ve gọi hè - Bài đọc thêm: Xuất xứ một bài ca trang 4
Bài	
Học hát:
Bài Tiếng ve gọi hè
Tập đọc nhạc :
TĐN số 9
Âm nhạc thường thức :
Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người
TIẾT 29
Học hát: Bài Tiếng ve gọi hè
Bài đọc thêm : Xuất xứ một bài ca
Tiếng ve gọi hè
Nhạc và lời: TRỊNH CÔNG SƠN
ve những ngày đầu mùa, và em vẫy chào tiếng ve sau một mùa hè.
1.
2.
Nhạc sĩ Trịnh Công Son (1939 - 2001) là tác giả của rất nhiều ca khúc nổi tiếng được tuổi trẻ yêu thích như : Huyền thoại mẹ, Em là bông hồng nhỏ, Nhớ mùa thu Hà Nội, Nối vòng tay lớn ... yà những tình khúc có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta.
Tiếng ve gọi hè của ông biểu hiện tình cảm náo nức, mừng vui qua chất nhạc rộn ràng, tưoi tắn. Tác giả có cách nhìn tinh tế để diễn tả sự hồn nhiên trong sáng của các em trước thiên nhiên, và cảm xúc khi tiếng ve đầu tiên báo hiệu mùa hè đến.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Kể tên những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Son mà em biết. Tim những bài hát viết về chủ đề mùa hè.
BÀI ĐỌC THÊM
XUẤT XỨ MỘT BÀI CA
Tháng 4 năm 1975, khi những binh đoàn chủ lực của bộ đội ta rầm rập tiến về giải phóng Sài Gòn, ngày vui toàn thắng sắp đến gần, các nhạc sĩ cũng bị cuốn hút bởi nhịp điệu thần tốc, say sưa của đất nước. Hàng loạt các bài hát chào mừng chiến thắng ra đời. Nhạc sĩ Phạm Tuyên lúc đó đang viết một bản hợp xướng nhiều chương. Ông thấy không thể viết tiếp được nữa mà phải chọn viết một cái gì đó ngắn gọn, súc tích, thật đại chúng mà vẫn thể hiện được không khí hân hoan vui đón ngày đại thắng của dân tộc.
Một buổi chiều, nhạc sĩ Phạm Tuyên đi qua ngôi nhà sàn năm xưa Bác ở. Ngày vui đại thắng đã đến gần mà Bác đã đi xa. Nhạc sĩ cảm thấy trong cuộc đời chưa bao giờ có những phút giây phấn chấn, sung sứớng và nghẹn ngào như lúc ấy : 50 triệu người Việt Nam trong những ngày vinh quang này đều hướng về Bác. Bác không còn nữa nhưng chiến thắng này là của cả dân tộc kính dâng lên Bác. Bác vẫn bắt nhịp cho cả dân tộc hát bài ca đại thắng.
Trong lúc cảm xúc dâng trào, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết một mạch trong vòng hai tiếng đồng hồ bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng. Nhạc sĩ tâm sự : “Chưa bao giờ tôi viết nhanh, lại viết trong nghẹn ngào, xúc động đến tột độ như lần ấy”.
Chiều 30 tháng 4 năm 1975, khi lá cờ Tổ quốc phần phật tung bay trên nóc dinh Độc Lập thì bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng cũng đồng thời được vang lên. Bài hát ngắn gọn được mọi người học thuộc ngay. Nhân dân thành phố mang tên Bác hát vang bài ca chào đón đoàn quân tiến vào thành phố. Trong giây phút thiêng liêng ấy, ai ai cũng nhớ về Bác. Bác vẫn còn mãi mãi trong chiến thắng oai hùng của đất nước.
Bài hát ngắn gọn, thuộc thể ca khúc quần chúng, có bố cục rất vuông vắn gồm hai đoạn đơn, trong đó đoạn hai hoàn toàn là sự nhắc lại 4 lần 5 tiếng “Việt Nam - Hồ Chí Minh”. Toàn bộ bài chỉ có một lời ca, có thể khái quát cho cả một chặng đường lịch sử của dân tộc.
Khi đã giành được độc lập tự do, người ta chỉ còn nghĩ đến hai danh từ thiêng liêng nhất: Việt Nam - Hồ Chí Minh, tên nước và tên người khai sinh ra nước Việt Nam mới. Hai danh từ ấy đồng thời là niềm tin yêu, trìu mến của mọi người dân Việt Nam.
Từ khi ra đời, bài hát đã có sức sống mạnh mẽ trong quần chúng. Ở nhiều nước trên thế giới người ta cũng biết và hát bài hát này mỗi khi có những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các đại biểu Việt Nam.
“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông Ba mươi năm dân chủ cộng hoà kháng chiến đã thành công Việt Nam - Hồ Chí Minh, Việt Nam - Hồ Chí Minh Việt Nam - Hồ Chí-Minh, Việt Nam - Hồ Chí Minh".