SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Tiết 10. Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bái hát Hành quân xa

  • Tiết 10. Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bái hát Hành quân xa trang 1
  • Tiết 10. Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bái hát Hành quân xa trang 2
TIẾT 10
Ôn tập bài hát: Chúng em cần hoà bình
Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN sô 4
Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa
Âm nhạc thường thức
NHẠC Sĩ ĐỖ NHUẬN VÀ BÀI HÁT HÀNH QUÂN XA
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 - 1991)
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh tại Hải Dương nhưng lớn lên ở thành phố Hải Phòng. Ông tham gia cách mạng tù' khi còn trẻ và đã có rất nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Nhạc sĩ là tác giả của những bài hát nổi tiếng như: Nhớ chiêh khu, Áo mùa đông, Du kích ca, Du kích sông Thao, Chiêh thắng Điện Biên, Vui mở đường, Việt Nam quê hương tôi... và nhiều thể loại âm nhạc khác. Nhạc kịch Cô Sao của Đỗ Nhuận là vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc Việt-Nam hiện đại. Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.
Bài hát Hành quân xa
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954). Ông kể chuyện sáng tác bài hát Hành quân xa như sau :
“Thu - Đông năm 1953, tại Đại Từ - Thái Nguyên, tôi cùng đơn vị của mình là Đại đoàn 308 vượt đèo Khế qua sông Hồng để chuẩn bị mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Cán bộ phổ biến mục tiêu hành quân cho bộ đội xong thì nhiều người thắc mắc : Trên bản đồ nước ta làm gì có địa danh Trần Đình ? (Đó là tên gọi bí mật để chì Điện Biên Phủ). Bàn cãi một lúc, sau đó có một giọng cất cao : “Thôi, dẹp thắc mắc nhé ! Tuyệt đối tin tưởng ở trên. Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi”. Nghe thấy câu nói ấy, như một tia chóp loé lên trong đầu, một ý tứ hay quá có thể làm bài hát, tồi vội chép vào sổ tay...
Đường hành quân trong màn sưong đục, rừng núi điệp trùng, những âm điệu mang theo lòi ca vang lên trong óc tôi:
Hành quân xa dẫu qua nhiều gian khổ, vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi.
Tôi vừa đi vừa suy nghĩ bố cục bài hát: sẽ là một đoạn nhạc, âm hưởng dân tộc và toàn bộ cấu trúc gọn gàng, chặt chẽ. Tiếp đó là câu hát:
Mắt ta sáng, chí căm thù bảo vệ đồng quê ta tiêh bước. Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi.
Thế là đã hoàn chỉnh nhạc điệu của bài ca. Qua Nà Sản, đoàn quân đi về hướng Sơn La. Trong ánh trăng mờ, những ý nghĩ mới nảy nở trên suốt chặng đường hành quân và tóQđã viết tiếp lời thứ hai:
Bọn xâm lăng (kia) nó gây nhiều đau khổ
Kìa đồng bào đang mắt đỏ chờ ta...
Bài hát kết thúc trong niềm tin cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp của nhân dân ta nhất định thắng lợi.”
Khúc quân hành của người chiến sĩ Điện Biên năm xưa vẫn tiếp tục âm vang trên suốt chiều dài chặng đường chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
Theo Tạp chí Âm nhạc
đổ mồ hôi. hỏi vì đâu. đỏ chờ ta.
nó
Hành quân xa
Mắt ta	sáng	chí căm thù	bảo	,Y
Mấy năm	trươc	sống cơ cực	vì	bọn giặc kia
Máu giai	cấp	chí căm thù	đợi	lệnh truyền ra
1'
—	V-
r-— V-F
—r	N— ¥
> -
9
J)
•e	
tiến
bước.
Đời
chúng
ta
đâu có
giặc
là
ta
cứ
đi.
áp
bức.
Đời
chúng
ta
đâu có
giặc
là
ta
cứ
đi.
quyết
chiến.
Đời
chúng
ta
đâu có
giặc
là
ta
cứ
đi.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy kể tên một số bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận mà em biết.
Học thuộc bài hát Chúng em cần hoà bình.