SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Tiết 31. Ôn tập bài hát: Tiếng ve gọi hè - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 9 - Âm nhạc thường thức: Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người

  • Tiết 31. Ôn tập bài hát: Tiếng ve gọi hè - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 9 - Âm nhạc thường thức: Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người trang 1
  • Tiết 31. Ôn tập bài hát: Tiếng ve gọi hè - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 9 - Âm nhạc thường thức: Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người trang 2
TIÊT 31
Ôn tập bài hát: Tiếng ve gọi hè
Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN sô 9
Âm nhạc thường thức : Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người
Âm nhạc thường thức
VÀI NÉT VỂ DÂN CA MỘT số DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
Đất nước ta có 54 dân tộc trong đó người Kinh chiếm đại đa số. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những bài dân ca riêng, độc đáo, làm thành một nền âm nhạc dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng.
Các dân tộc ít người thường sống ở những miền núi cao phía Bắc (Tây Bắc và Đông Bắc), vùng cao nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên), miền núi rừng Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế ...
Nói đến dân ca các dân tộc ít người có thể kể đến dân ca Thái, Tày,
Nùng, H’mông, Mường ... ở phía Bắc ; dân ca Gia-rai, Ba-na, Xơ-đăng, Ê-đê,
Hrê ... ở Tây Nguyên ; dân ca Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận (Nam Trung Bộ) và dân ca Khơ-me ở Nam Bộ.
Nhìn chung dân ca của các dân tộc ít người đều nói về tình yêu quê hương, làng bản, nói về núi rừng, sông suối, nói về tình yêu nam nữ, tình đoàn kết cộng đồng, nguyện vọng được sống yên vui, no ấm và những công việc làm ăn sinh hoạt hằng ngày trên núi rừng, nương rẫy ... Giai điệu của các bài dân ca thường mộc mạc, chân thành, giản dị và gần gũi với ngôn ngữ của dân tộc.
Dân ca Thái có giai điệu duyên dáng, nhẹ nhàng, dân ca H’mông, dân ca Tày, Nùng có đường nét dặt dìu uốn lượn như hình ảnh những dãy núi trập tiùng liên tiếp,... dân ca Tây Nguyên có chất sôi động, đắm say.
Dân ca của từng dân tộc có những nét riêng mang tính đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi cộng đồng dân cư không dễ hoà trộn với nhau.
Ngày nay, các nhà sưu tầm nghiên cứu âm nhạc dân gian đã thu thập được hàng ngàn bài dân ca của các dân tộc trên mọi miền đất
nước. Các bài dân ca đó được ghi thành văn bản, ghi âm lưu trữ, một số bài được dàn dựng, nâng cao trên sân khấu biểu diễn làm giàu thêm cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Nhiều nhạc sĩ đã dựa trên chất liệu dân ca của các dân tộc ít người sáng tạo nên những ca khúc đậm đà bản sắc riêng và có tính nghệ thuật cao được công chúng yêu thích : Tiếng hát giữa rừng Pác Bó (Nguyễn Tài Tuệ), Người Châu Yên em bắn máy bay (Trọng Loan), Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi (Văn Ký), Suối Lê-nin, Việt Bắc nhớ Bác Hồ (Phạm Tuyên), Nổi trống lên rừng núi ơi (Hoàng Vân), Tình ca Tây Bắc (Bùi Đức Hạnh), Bài ca trong hang đá (Nguyễn Vãn Thương), Người lái đò trên sông Pô Cô (Cầm Phong), Bóng cây Kơ-nia (Phan Huỳnh Điểu), Sông Đắc-kroong mùa xuân về (Tố Hải), Ngọn lửa cao nguyên (Trần Tiến), Tiếng hát Mơ-nông Ti-pri (Nhật Lai), ơi Ma-đrắc (Nguyễn Cường)... và những bài hát thiếu nhi dựa trên chất liệu dân ca các dân tộc được các em yêu thích như: Đi học (Bùi Đình Thảo - Lời : Mirih Chính - Bùi Đình Thảo), Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác (Hoàng Long - Hoàng Lân), Tiếng chim trong vườn Bác (Hàn Ngọc Bích), Em nhớ Tây Nguyên (Văn Tấn - Trần Quang Huy), Niềm vui của em (Nguyễn Huy Hùng)...
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Kể tên một số bài dân ca của các dân tộc ít người mà em biết. Nêu rõ bài hát đó là của dân tộc nào.
2. Ôn tập bài TĐN số 9 và hát lời ca theo giai điệu.