SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Bài 8. Thường thức mĩ thuật - Một số công trình mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400)

  • Bài 8. Thường thức mĩ thuật - Một số công trình mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400) trang 1
  • Bài 8. Thường thức mĩ thuật - Một số công trình mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400) trang 2
  • Bài 8. Thường thức mĩ thuật - Một số công trình mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400) trang 3
  • Bài 8. Thường thức mĩ thuật - Một số công trình mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400) trang 4
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MĨ THUẬT
THỜI TRẦN (1226 -1400)
I - KIẾN TRÚC
Hình 1. Tháp Bình Sơn	Hình 2. Sơ đổ mặt phía nam
tháp Bình Sơn
1. Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)
Tháp Bình Sơn là một công trình kiến trúc bằng đất nung khá lớn dựng ở sân trước chùa Vĩnh Khánh. Tháp hiện còn 11 tầng, cao hơn 15 mét (mấy tầng trên của tháp bị hỏng).
Tháp có mặt bằng vuông, càng lên cao càng nhỏ dần. Cấu trúc tháp có những nét riêng biệt, chứng tỏ người xây dựng đã biết tận dụng mọi hiểu biết của khoa học đương thời về xây dựng để công trình được bền vững, lâu dài. Ở bên ngoài, tất cả các tầng tháp đều được trang trí bằng hoa văn rất phong phú.
Với kĩ thuật khéo léo, chạm khắc công phu, cách tạo hình chắc chắn, chất liệu xây dựng bình dị, tháp Bình Sơn là niềm tự hào của kiến trúc cổ Việt Nam.
2. Khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh)
Đây là khu lăng mộ lớn của các vua Trần. Các lăng mộ đều được xây cất ở chân
núi, cách nhau rất xa nhưng đều quy tụ về một hướng là khu đền An Sinh. Ớ đây, ngoài những điện, miếu xây ở các lăng, triều đình còn cho xây thêm nhiều toà điện, miếu lớn làm chỗ để nhà vua và hoàng tộc tế lễ. hằng năm.
Hình 3. Mô hình nhà chôn theo mộ
II - ĐIÊU KHĂC
1. Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình)
Tượng Hổ với kích thước gần như thật (dài Ím43, cao 0m75, rộng 0m64) có hình khối đơn giản, dứt khoát, cấu trúc chặt chẽ. Nghệ nhân xưa đã diễn tả được vẻ oai phong lẫm liệt của vị chúa sơn lâm, góp phần làm tăng thêm vẻ uy nghi của lăng Thái sư Trần Thủ Độ - một trong những người có công sáng lập nên vương triều Trần.
Hình 4. Hổ (Tượng đá - Lăng Trần Thủ Độ)
2. Chạm khác gô ớ chùa Thái Lạc (Hưng Yên)
Nội dung chủ yếu của các bức chạm khắc này là cảnh dâng hoa, tấu nhạc của những vũ nữ, nhạc công hay những con chim thần thoại Ki-na-ri (nửa trên là người, nửa dưới là chim). Hình chạm khắc được sắp xếp cân đối, không đơn điệu, buồn tẻ bởi các độ nông sâu khác nhau. Cách tạo khối tròn đầy của hình tượng tạo nên sự êm đềm, thanh tĩnh, phù hợp với những khoảng không gian vừa ảo vừa thực của lớp hoa văn dày đặc. Vì thế, các tác phẩm chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc đạt được tính thẩm mĩ cao.
Hình 5. Người quỳ đỡ toà sen (Tượng gỗ - Chùa Thái Lạc)
Hình 7. Tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa. (Chạm khắc gỗ - Chùa Thái Lạc)
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Hãy mô tả tháp Bình Sơn và khu lăng mộ An Sinh.
Hãy nhận xét về tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ và bức chạm khắc Tiên nữ đầu người mình chim đang dâng hoa ở chùa Thái Lạc.
Các công trình mĩ thuật thời Trần có những đặc điểm gì ?