SGK Âm Nhạc và Mĩ Thuật 7 - Tiết 26. Học hát: Bài Ca - chiu - sa - Bài đọc thêm: Bản hành khúc cách mạng

  • Tiết 26. Học hát: Bài Ca - chiu - sa - Bài đọc thêm: Bản hành khúc cách mạng trang 1
  • Tiết 26. Học hát: Bài Ca - chiu - sa - Bài đọc thêm: Bản hành khúc cách mạng trang 2
Bài 	_	
Học hát:
Bài Cà-chiii-sa
Nhạc lí:
Gam trưởng - Giọng trưởng
Tập đọc nhạc :
TĐN số 8
Âm nhạc thường thức :
Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi
TIẾT 26
Học hát: Bài Ca-chiu-sa
Bài đọc thêm : Bản hành khúc cách mạng
Ca-chiu-sa
Nhanh - Vui
Nhạc : BLAN-TE (NGA) Lời Việt: PHẠM TUYÊN
Dòng sông	xưa rừng	táo trắng hoa nở
Gửi	về	ai lời	hát thiết tha từ
đôi bờ. xóm làng.
Lặng lờ trôi mặt nước đã loang sương mờ. Kìa bóng ai thấp Từ bờ sông gửi tới cánh chim đạl bàng. Người chiến sĩ mến
ệH’ IJ J'| J. }>| J> o ,.d ji
thoáng đó chính Ca - chiu - sa. Giữa trời mây dòng sông nắng tươi chan hoả. thương có hay chăng tấm lòng. Chốn làng quê rằng ai nhớ mong đêm ngày.
Ca-clĩiu-sa là tên bài hát của nhạc sĩ Blan-te (Nga), sáng tác trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô (cũ) chống phát xít Đức (1939- 1945). Bài hát được phổ biến rộng rãi và nhiều người tưởng đó là dận ca Nga. Các cô gái Nga đã hát Ca-chiu-sa để động viên các chiến sĩ Hồng quân bên chiến hào. Yêu thích bài hát và cảm động trước tấm lòng của những thiếu nữ, các chiến sĩ lấy ngay tên Ca-chỉu-sa (tên gọi thân mật của các cô gái Nga) đặt cho một loại vũ khí, gọi là tên lửa Ca-chiu-sa.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Em hãy kể tên một vài bài hát thiếu nhi của Liên Xô (cũ) mà em biết.
Thử đặt lời ca mới theo giai điệu của bài Ca-chiu-sa (chủ đề về thầy cô, mái trường, tình bạn...).
BÀI ĐỌC THÊM
BẢN HÀNH KHÚC CÁCH MẠNG
Rốt-xi-ni (1792 - 1868) là nhạc sĩ người Ý (I-ta-li-a) sống ở thành phố Bô-lô-nhơ. Ông sáng tác những bài ca cách mạng cổ vũ cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại ách áp bức của bọn xâm lược Áo. Nhạc sĩ hiểu rõ tình trạng nguy hiểm của mình khi phải sống trong thành phố bị quân đội Áo chiếm đóng, nhưng ông không thể đi khỏi thành phố mà không có giấy phép của viên tướng chỉ huy. Rốt-xi-ni quyết định đến gặp hắn để xin giấy phép.
Ông là ai ? - Viên tướng hỏi.
Nhạc sĩ ựr xưng “họ tên” của mình và nói thêm :
Tôi cũng là nhạc sĩ, nhưng tôi không giống cái tên Rốt-xi-ni nổi loạn ấy chuyên sáng tác những bài ca cách mạng. Tôi yêu nước Áo và tôi sáng tác tặng ngài một khúc quân hành rất hùng tráng để ngài lệnh cho đội nhạc binh của ngài biểu diễn.
Rốt-xi-ni đưa bản nhạc cho viên tướng và ông nhận được giấy phép ra khỏi thành phố. Hôm sau, đội quân nhạc Áo biểu diễn bản hành khúc đó ở quảng trường thành phố Bô-lô-nhơ, đó chính là một bài ca cách mạng. Nghe thấy âm điệu quen thuộc của bản nhạc, nhân dân thành phố Bô-lô-nhơ vui mừng kéo đến và cùng hát hoà theo. Viên tướng Áo như điên lên vì tức giận, nhưng làm thế nào được nữa, chính hắn đã cấp giấy cho Rốt-xi-ni rời khỏi thành phố rồi.
Từ Ngọc Ân sưu tầm