Giải Địa Lý lớp 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng

  • Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng trang 1
  • Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng trang 2
  • Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng trang 3
  • Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng trang 4
Bài 17.	THỔ NHƯỠNG QUYỂN.
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG
MỨC Độ CẦN ĐẠT
Biết khái niệm đất (thổ nhưỡng), thổ nhưỡng quyển. Trình bày được các nhân tô’ hình thành đất.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì. (Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển).
Lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp này nằm ở bề mặt các lục địa - nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển - được gọi là thổ nhưỡng quyển (lớp phủ thổ nhưỡng).
Các nhân tô hình thành đất
CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
Nhân tô
Tác động đến hình thành đất
Đá mẹ
Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá hủy của đá gốc. Những sản phẩm phá hủy đó được gọi là đá mẹ.
Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tính chất đất.
Khí hậu
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm.
+ Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất.
+ Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất. đổng thời tạo môi trường đê’ vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. ITụrc vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
Sinh vật
Sinh vật có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
+ Thực vật: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của dá làm phá huỷ đá.
+ Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
+ Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
Địa hình
Ớ vùng núi cao, nhiệt độ thấp, quá trình phong hoá xảy ra chậm, quá trình hình thành đất yếu.
Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mòng. Nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
Thời
gian
Toàn bộ các hiện tượng xáy ra trong quá trình hình thành đất đều cần phái có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất.
TTiời gian từ khi bắt đầu hình thành một loại đất đến nay gọi là tuổi tuyệt đối của đất.
Con
người
Tác động của con người có thể làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất (ví dụ: đốt nương, làm rẫy sẽ đẩy mạnh quá trình xói mòn, bạc màu đất; bón phân hữu cơ làm tăng độ phì của đất,...).
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HOI GIỮA BÀI
Từ vị trí lớp phú thổ nhưỡng (hình 17 (trang 63 - SGK)), hãy cho biết vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng đối với hoạt động sàn xuất và đời sống con người.
Lớp phú thổ nhưỡng là nơi con người tiến hành mọi hoạt động sản xuất và cư trú.
Đất là cơ sở không thế thiếu được của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Hãy lấy một vài ví dụ về ảnh hưởng của đá mẹ đến đặc điểm của đất mà em biết.
Từ đá badan hình thành đất badan có tầng mùn dày.
Từ đá vôi hình thành đất đó đá vôi.
Đất phù sa châu thổ được hình thành từ các vật chất rắn do sông ngòi mang đến lắng đọng lại.
Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau không? Hãy lấy ví dụ chứng minh.
Có. 1'rong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đất feralit được hình thành; trong điều kiện khí hậu ôn đới núi cao, đất mùn alit được hình thành,...
Tác động của sinh vật có gì khác với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành đất?
Đá mẹ quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
Khí hậu: Nhiệt và ẩm ánh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất.
Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.
Tác động của con người trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất không? Hãy cho ví dụ chứng minh.
Có. Con người có thể làm táng độ phì cho đất (bằng cách bón phân hữu cơ, trồng cây cải tạo đất,...), hoặc làm cho đất bị thoái hóa, bạc màu (bón phân vô cơ quá mức, chặt cây, phá rừng, đổ chất thải độc hại vào đất,...).
GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI
1. Đất là gi.' Nêu đặc trưng cơ bản của đất.
Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa.
Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì.
Căn cứ vào đâu để phân biệt đất với các vật thể tự nhiên khác như: đá, nước, sinh vật, địa hình?
Căn cứ vào độ phì của đất.
Độ phì là khả nãng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
Trình bày tóm tắt vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
Đá mẹ: Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất...
Khí hậu: Nhiệt và ẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất.
Sinh vật: Đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất.
Địa hình: Ở các địa hình khác nhau, quá trình hình thành đất không giống nhau, nên đất có tầng đất và chất dinh dưỡng khác nhau.
Thời gian: Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất.
Con người: Hoạt động nông, lâm nghiệp của con người có thè’ làm biến đổi tính chất đất.
CÂU HỎI Tự HỌC
7. Độ phì của đất là:
Khả năng cưng cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
Khả năng cung cấp nước cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
c. Khả năng cung cấp nhiệt, khí cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
D. Khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng
và phát triển.
Đất dược hình thành từ đá badan thường có dặc diêm:
A. Nghèo chất dinh dưỡng và ít chua. B. Giàu chất dinh dưỡng và ít chua c. Giàu chất dinh dưỡng và chua. D. Nghèo chất dinh dưỡng và chua
Vai trà của vi sinh vật dôi với việc hình thành dát thê hiện ở:
Che phú đất, làm hạn chê' xói mòn.
Cung cấp phần lớn chất hữu cơ cho đất. c. Phân hủy và tổng hợp vật chất hữu cơ.
D. Làm đất tơi xốp, thoáng khí.
Đỏi với dất, địa hình khàng cá vai trà trong việc:
A. Làm tăng sự xói mòn.	B.	Thay đổi thành phần cơ giới của đất.
c. Làm tăng sự bồi tụ.	D.	'lạo ra các vành đai đất.
Đốt nương làm rẫy sẽ làm cho đất:
A. Bị phá vỡ cấu tượng.	B.	Bị xói mòn nhiều hơn.
c. Dễ thấm nước và nhiệt hơn. D.	Tất cả đều đúng.