Giải Địa Lý lớp 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

  • Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật trang 1
  • Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật trang 2
  • Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật trang 3
Bài 18. SINH QUYỂN. CÁC NHÂN Tố ẢNH HƯỞNG TỚI SỤ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN Bố CỦA SINH VẬT
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu khái niệm sinh quyển và các nhân tố ánh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Sinh quyển
Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ các sinh vật sinh sống.
Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật.
+ Cìiói hạn phía trên là nơi tiếp giáp tầng ôdôn của khí quyển (22 - 25km).
+ Giới hạn phía dưới xuống tận đáy đại dương (sâu nhất trên 1 lkm). ở lục địa xuống tới tận đáy cúa lớp vỏ phong hoá.
Sinh vật chỉ phân bố tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét ớ phía trẽn và dưới bề mặt trái đất.
Như vậy, giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp phú thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hoá.
Các nhân tô ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HUỠNG TỚI sự PHÁT TRIEN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT
Nhân tô
Ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vât
Khí hậu
Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật.
Nhiệt độ: mỗi loài sinh vật thích nghi vói một giới hạn nhiệt nhất định.
Nước và độ ẩm không khí: những nơi có điều kiện nhiệt, nước và ẩm thuận lợi sẽ có nhiều loài sinh sống và ngược lại.
Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.
Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bô' của thực vật
Địa hình
Độ cao: khi lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật khác nhau.
Hướng sườn: các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đó ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.
Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.
Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đêh sự phát triển và phàn bố của động vật.
Con
người
Vừa mở rộng sự phân bố các cây trồng, vật nuôi; vừa gây nên sự tuyệt chủng của nhiều loại sinh vật quý hiếm.
IIL GỢI Ý TRẢ LỜI CẢU HỞI GIỮA BÀI
Quan sát hình 18 (trang 67 - SGK): Nhiệt độ giảm và lượng mưa thay đổi theo độ cao đã tạo nên các vành đai thực vật nào ở núi Ki-li-man-gia-rô?
Các vành đai thực vật từ thấp lên cao: xavan cỏ, xavan cây bụi, rừng, đổng cỏ núi cao; rêu, địa y; băng tuyết.
Hãy tìm một số ví dụ chứng tỏ thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố động vật.
Thực vật là cỏ thì có động vật ăn cỏ là thỏ. Thỏ lại là mồi của động vật ăn
thịt như chó sói, hổ, báo. Như vậy, các động vật ăn cỏ và ãn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường nhất định.
GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI
Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển không? Tại sao?
Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ các sinh vật sinh sống.
Sinh vật không phân bố đều khắp sinh quyển mà chỉ tập trung vào một lớp dày khoảng vài chục mét. Đây là nơi chủ yếu có thực vật mọc.
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?
Khí hậu là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
Đất: Các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bô' của thực vật.
Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi.
Sinh vật: ITiức ăn là nhân tô' sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bô' của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.
Con người: Làm thay đổi phạm vi phân bô' nhiều loại cây trồng, vật nuôi,...
Hãy tìm nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ở địa phương em.
Có thể nêu một sô' nguyên nhân phổ biến như: săn giết, đánh bắt quá mức, có tính hủy diệt (bắt động vật trong mùa sinh đẻ, tiêu diệt động vật nhỏ, sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính húy diệt như xung điện, chất nổ, ...), đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi,...
CÂU HÓI Tự HỌC
7. Sinh quyển là:
Là quyển của Trái Đất, trong đó thực vật và động vật sinh sống.
Nơi sinh sống của toàn bộ sinh vật.
c. Nơi sinh sống của thực vật và động vật.
D. Là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
Giới hạn của sinh quyển:
Tầng đới lưu, toàn bộ thúy quyển và thạch quyển.
Từ tầng ôdôn xuống đáy sâu đại dương và lớp vỏ phong hóa trên đất liền, c. Tầng đối lưu, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
D. Toàn bộ thủy quyển, toàn bộ lớp đất và lớp vỏ phong hóa ở bể mặt thạch quyển.
Thực, động vật ở đài nguyên nghèo nàn, là do ở đây:
A. Lượng mưa rất ít.	B. Quá lạnh,
c. Độ ẩm cao.	D. Thiếu ánh sáng.
Hướng sườn địa hình không ánh hưởng tới sự phán bố thực vật vùng núi ở khía cạnh:
Thành phần thực vật.
Diện tích các vành đai thực vật.
c. Độ cao kết thúc các vành đai thực vật.
D. Độ cao xuất hiện các vành đai thực vật.
Trong sô' những nhàn tô' của môi trường, nhún tô' quyết đinh sự phân bớ' của sinh vật là:
A. Địa hình.	B. Nguồn nước. c. Khí hậu.	D. Đất.