Giải Địa Lý lớp 10 Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

  • Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí trang 1
  • Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí trang 2
  • Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí trang 3
Chương IV. MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LÓP VỎ Đ|A lí
Bài 20. LỚP VỞ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHÂT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA LÓP VỞ ĐỊA LÍ
MỨC Độ CẦN ĐẠT
Hiểu khái niệm lớp vỏ địa lí
Hiểu và trình bày được một số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Sử dụng hình vẽ, sơ đồ, lát cắt đê trình bày về lớp vỏ địa lí và các quy luật của lớp vỏ địa lí.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Lớp vỏ địa lí
Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Chiều dày: khoảng 30 - 35km (tính từ giới hạn dưới của lớp ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá).
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
Khái niệm
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.
Ngnỵẻn nhân: Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, nên chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Chúng luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng cho nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chinh.
Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
Một số ví dụ:
Sự biến đổi của khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt sẽ làm chế độ dòng chảy thay đổi, làm tăng quá trình xói mòn, mặt khác làm thực vật phát triển mạnh, quá trình phá huỷ đá và hình thành đất nhanh hơn.
Rừng bị phá huỷ dẫn đến khí hậu bị biến đổi, dòng chảy không ổn định, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, đất đai bị thoái hoá, sinh vật bị suy giảm.
Ý nghĩa thực tiễn của quy luật: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HÓI GIỮA BÀI
1. Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây những hậu quả gì dối với đời sống và môi trường tự nhiên?
Đất bị xói mòn mạnh, khí hậu bị biến dổi. Từ đó kéo theo sự biến đổi đất, tác động xâu đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt.
Rừng được xem là "lá phổi" của môi trường sống. Rừng bị tàn phá, môi trường sinh thái sẽ bị biến đổi, tác động tiêu cực trực tiếp đến đời sống con người.
GỢI Ý THỤC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI
Nêu khái niệm vổ lớp vỏ đĩa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phàn biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất,...).
Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất. ỏ' đó có các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyên, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lần nhau.
Phân biệt:
+ Lớp vỏ địa lí có chiều dày khoảng 30 - 35km (tính từ giới hạn dưới cùa lớp ôdôn đến đáy vực thắm đại dưctng; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá). thành phần vật chất của lớp vó bao gồm cá khí quyên, thạch quyến, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xàm nhập và lác động lẵn nhau.
+ Lớp vỏ Trái Đất: Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70km (ở lục địa). Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (đá trầm tích, đỏ granit, badan).
Trình bày khái niệm, sự biêu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vó địa lí.
Khái lỉiệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các-thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vó địa lí.
Biêỉt hiện của quy luật: Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dần tới sự biến đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
Ý nghĩa thực tiễn của quỵ luật: Cho chúng la thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
Lấy một vài ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên.
Việc phá rừng của con người đã làm cho khí hậu thay đổi, đất bị xói mòn, hạn hán và lũ lụt xảy ra ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,...
Con người thải chất thải chưa qua xừ lí vào sông. hồ... đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước ngọt.
Việc rửa tàu, chìm tàu dầu, sự cố tràn dầu... đã làm ô nhiễm biển và đại dương.
Việc khai Ihác thủy sản quá mức và có tính hủy diệt đã làm cạn kiệt nguồn lợi sinh vật dưới nước,...
Hoạt động công nghiệp và giao thông thải một lượng khí CO2 rất lớn vào khí quyển là một trong những nguyên nhân chú yếu gảy ra hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên,...
CÂU HỎI Tự HỌC
Đặc diêm nào sail dây kliông plidi của lớp vỏ địa lí:
Các thành phần tự nhiên được thể hiện rõ nhất ở bề mặt trái đất.
Được cấu tạo bới dá trầm tích, đá granit, đá badan.
c. Noi có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các lớp vỏ bộ phận.
D. Chiều dày không lớn, tối đa khoảng 35 - 40km.
Những thí dự nào dưới đây không hiển hiện qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của iớp vỏ địa lí:
Thực vật rừng bị phá hủy, đất sẽ bị xói mòn, khí hậu bị biến đổi.
Lượng mưa tăng lên làm tăng cường lưu lượng nước sông.
c. Càng về vĩ độ thấp, thời gian chiếu sáng càng ngấn, nhiệt độ càng thấp.
D. Khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt làm thay dổi chê' dộ dòng chảy.
Việc phá rừng dấu nguồn sẽ làm cho:
A. Đất khỏi bị xói mòn.	B. Khí hậu không bị biến đổi.
c. Mực nước ngầm không bị hạ thấp. Đ. Lũ quét được tăng cường.
Muốn dưa bất kì lãnh tliổ nào sử dụng vào mục đích kinh tế, cần phải:
Nghiên cứu kĩ toàn diện tất cả các yếu tố.
Nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai. c. Nghiên cứu kĩ địa chất, địa hình.
Đ. Nghiên cứu kĩ khí hậu, đất đai, sinh vật.
Mỗi thành phần trong lớp vỏ địa lí đều:
Tồn tại và phát triển theo những quy luật riêng.
Tồn tại và phát triển độc lập.
c. Tồn tại và phát triển trong sự tác động qua lại.
D. Câu A + c đúng.