Giải Địa Lý lớp 10 Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

  • Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế trang 1
  • Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế trang 2
  • Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế trang 3
  • Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế trang 4
  • Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế trang 5
Chương VI. co CẤU NÊN KINH TẾ
Bài 26. cơ CẤU NỀN KINH TẾ
MỨC Độ CẦN ĐẠT
Trình bày được khái niệm nguồn lực; phân biệt được các loại nguồn lực và vai trò cùa chúng.
Trình bày được khái niệm cơ cấu nền kinh tế, các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế.
Nhận xét, phán lích sơ đồ nguồn lực và cơ cấu nền kinh tế.
Tính toán, vẽ biểu đồ cơ cấu nền kinh tê' theo ngành cúa thế giới và các nhóm nước; nhận xét.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Các nguồn lựq phát triển kinh tế
Khái niệm nguồn lực
Nguồn lực là tổng thê’ vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong nước và nước ngoài có thê được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tê' cùa một lãnh thổ nhất định.
Các nguồn lực
Căn cứ vào nguồn gốc, có thế phân loại nguồn lực như sau:
+ Vị trí địa lí: vị trí địa lí tự nhiên; vị trí địa lí kinh tế, chính trị, giao thông.
+ Tự nhiên: đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
+ Kinh tê' - xã hội: dàn sô' và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học -
kĩ thuật và cổng nghệ, chính sách và xu thê' phát triển.
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thê phân chia nguồn lực thành nguồn lực trong nước (nội lực), nguồn lực nước ngoài (ngoại lực).
Vai trò của nguồn lực đỏi với phát triển kinh tẽ
Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.
Nguồn lực tự nhiên là cư sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.
Nguồn lực kinh tê' - xã hội, nhất là dân cư và nguồn lao động, nguồn vốn, khoa học - kĩ thuật và cóng nghệ, chính sách toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác hoá, có vai trò quan trọng đê’ lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thổ của đất nước trong từng giai đoạn.
Cơ cấu nền kinh tê
Khái niệm
Cơ cấu kinh tê' là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tê' có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
Các bộ phận hợp thành cư cấu nền kinh tế
Cơ cấu nền kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản hợp thành:
Cơ cấu ngành kinh tế: Là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tê' và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Cơ cấu ngành kinh tế gồm các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.
Cơ cấu thành phần kinh tế: Bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. Ở nước ta hiện nay có các thành phần kinh tế: khu vực kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thổ, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ cấu lãnh thổ: ứng với mỗi cấp phân công lao động theo lãnh thổ có cơ cấu lãnh thổ nhất định: toàn cầu và khu vực, quốc gia, các vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia.
Ba bộ phận cơ bán hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cà.
GỢI Ý TRẢ LỜI CẬU HÓI GIỮA BÀI
Dựa vào sơ đồ SGK (trang 99 - SGK), em hãy nêu các nguồn lực phát triển kinh tế.
Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại nguồn lực như sau:
+ VỊ trí địa lí: vị trí địa lí tự nhiên; vị trí địa lí kinh tế chính trị, giao thông.
+ Tự nhiên: đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
+ Kinh tế - xã hội: dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học -
kĩ thuật và công nghệ, chính sách và xu thê' phát triển.
Em hãy nêu ví dụ về vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
Một nước có vị trí ở gần đường giao thông quốc tế sẽ thuận lợi cho giao lưu quốc tê' hon là nước không có vị trí dó.
Một nước giàu tài nguyên thiên nhiên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tê' hơn là một ngước nghèo tài nguyên.
Một quốc gia ít lao động, chất lượng lao động thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tê' - xã hội; ngược lại, một quốc gia khác có đội ngũ lao động kĩ thuật đông đáo là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tê' - xã hội.
Có thê lấy ví dụ về vị trí địa lí của nước ta:
+ Thuận lợi: Nằm trong khu vực có nền kinh tê' phát triển năng động nhất thê' giới, nằm gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, thuận lọi cho phát triển kinh tố.
+ Khó khăn: Có những bất lợi về khí hậu. thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (lữ lụt, hạn hán, bão,...).
Dựa vào sơ đồ trang 101 - SGK, em hãy phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế.
Cơ cấu nền kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản hợp thành:
Cơ cấu ngành kinh tế: Gồm các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ.
Cơ cấu thành phần kinh tế: Ở nước ta hiện nay có các thành phần kinh tế: khu vực kinh tè' trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ cấu lãnh thổ: úng với mỗi cấp phân công lao động theo lãnh thổ có cơ cấu lãnh thổ nhất định: toàn cầu và khu vực, quốc gia, các vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia.
Dựa vào bảng 26 (trang 101 - SGK), hãy nhạn xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cữ cấu ngành kinh tế theo nhóm nước và ở Việt Nam.
Đối với các nước phát triển: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là công nghiệp - xây dựng, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp - xây dựng, tăng khu vực dịch vụ.
Đối với các nước đang phát triển: nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó đến dịch vụ, tiếp đến là công nghiêp - xây dựng. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giảm khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng nhanh công nghiệp - xây dựng; khu vực dịch vụ tăng chậm.
Việt Nam: thuộc nhóm nước đang phát triển. Hiện nay đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh, khu vực nông - lâm - ngư giảm, dịch vụ tăng chậm.
GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HÔI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI
Phân biệt các loại nguồn lực và ý nghĩa của từng loại đối với sự phát triển kinh tế.
Căn cứ vào nguồn gốc, có các loại nguồn lực: vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tê' - xã hội.
Vị trí địa lí (địa lí tự nhiên, địa lí kinh tê' - xã hội, địa lí giao thông): Là một nguồn lực đê’ định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia. VỊ trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau.
Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, biển, sinh vật,...) và các điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu...) là điều kiện cần cho quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến phát triển kinh tê' - xã hội.
Dân cư, nguồn lao động: Là nguồn lực có tính quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế. Dân cư và nguồn lao động vừa là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm, tạo ra sự tăng trưởng, vừa tham gia tạo cầu của nền kinh tế.
Vốn: Có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự gia tăng các nguồn vốn, phân bố và sử dụng chúng một cách có hiệu quả có tác động rất lớn đến tăng trưởng, tạo việc làm, tăng tích lũy cho nền kinh tế.
Thị trường: Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của thị trường góp phẩn quan trọng phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Khoa học kĩ thuật và công nghệ: Góp phần mở rộng khá năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác, thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tê' theo hướng giảm ti trọng ngành nông nghiệp, tăng ti trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao,...
Chính sách và xu thế phát triển (thể chế chính trị, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật,...): là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Dựa vào bảng số liệu (trang 102 - SGK), hãy vẽ bốn biểu đồ (hình tròn) thể hiện cơ cấu ngành trong GDP. Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.
Xử lí số liệu, chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối (%). Kết quả như ở bảng dưới đây.
Khu vực
GDP
(%)
Trong đó
Nông
nghiệp
Công
nghiệp
Dịch vụ
Toàn thế giới
100
4
32
64
Các nước thu nhập thấp
100
23
25
52
Các nước thu nhập trung bình
100
10
38
56
Các nước thu nhập cao
100
2
27
71
Từ số liệu trên, vẽ 4 biểu đồ hình tròn. Trong mỗi hình tròn, các khu vực kinh tế được thể hiện bằng các nan quạt ứng với số % của khu vực đó. Lưu ý có bảng chú giải và tên biểu đổ.
Từ biểu đồ, nhận xét về cơ cấu ngành của mỗi nhóm nước. Có thể thấy một cách trực quan, ở nhóm nước thu nhập thấp, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, công nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế; còn ở các nước thu nhập cao, ùông nghiệp chiếm tì trong thấp nhất, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế.
CÂU HỞI Tự HỌC
Đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, nguồn lực tự nhiên không có vai trò:
Là nguồn vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế.
Là nguồn vật chất phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, c. Làm cơ sở cho quá trình phát triển sản xuất.
D. Dùng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp.
Đặc điểm nào dưới đây không dũng với nguồn lực kinh tế- xã hội:
Là nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho sản xuất, sinh hoạt của con người.
Một số không bị hao hụt trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, c. Được tạo ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người.
D. Phần lớn được tăng cường và phát triển qua nhiều thế hệ.
Sự phát triêh kinh tế - xã hội của một quốc gia phụ thuộc trước hết vào việc sử dụng:
A. Nguồn lực tự nhiên.	B. Nguồn lực bên trong,
c. Nguồn lực kinh tế - xã hội.	D. Nguồn lực bên ngoài.
Các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế củ thể, kinh tê'hỗn hợp thuộc:
Khu vực kinh tế trong nước.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
c. Cả khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Câu B + c đúng.
Co' cấu lãnh thổ cùa liên kinh tê'không bao hàm:
A. Quốc gia.	B. Vùng.
c. Toàn cầu và khu vực.	D. Trong nước và nước ngoài.