Giải Địa Lý lớp 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp

  • Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp trang 1
  • Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp trang 2
  • Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp trang 3
  • Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp trang 4
  • Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp trang 5
Bài 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới.
Sử dụng bản đồ để nhận xét sự phân bố một số ngành công nghiệp.
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Tiết 1
I. Công nghiệp năng lượng
Khai thác than
Khai thác dầu
Công nghiệp điện lực
Vai trò
Nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim (than được cốc hóa).
Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa học, dược phẩm.
Là nhiên liệu quan trọng, "vàng đen" của nhiều quốc gia.
Từ dầu mỏ, sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.
- Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, để đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuât và đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.
Trữ
lượng
Ước tính 13.000 ti tấn, trong đó 3/4 là than đá.
Tập trung chủ yếu ờ bán cầu Bắc, đặc biệt ở các nước Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Ba Lan, CHDC Đức, Ô-xtrây-li-a.
Trữ lượng ước tính: 400 - 500 ti tấn, trữ lượng chắc chắn 140 tỉ tấn.
Tập trung ở các nước đang phát triển thuộc khu vưc Trung Đông, Bắc Phi, LB Nga, Mĩ Latinh, Trung Quốc,...
- Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điên nguyên tử, tua bin khi,...
Sản
lượng,
phân
bô'
Sản lượng than khai thác khoảng 5 tí tấn/năm.
ơ các nước có trữ lượng than lớn.
Sản lượng khai thác khoảng 3,8 ti tấn/năm.
Ở các nước đang phát triển
Sản lượng khoảng 15000 tì KWh.
Chủ yếu ở các nước phát triển.
li. Đã giảm tải
Tiết 2
Đã giảm tải
Công nghiệp điện tử - tin học
Là ngành kinh tê' mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tê' - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thê' giới.
Công nghiệp điện tử - tin học ít gây ô nhiễm môi trường, không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước, song lại yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
Sản phẩm được chia thành bốn nhóm: Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm), thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,...), điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa,...) và thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại).
Hoa Kì, Nhật Bản, EU,... đứng đầu về công nghiệp điện tử - tin học.
Đã giảm tải
Công nghiệp sản xuâ't hàng tiêu dùng
Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.
Sử dụng nhiên liệu và chi phí vận tải ít hơn nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn hơn của nhân tô' lao động, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu.
Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn, quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có nhiều khả năng xuất khẩu.
Công nghiệp dệt - may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Phát triển công nghiệp dệt - may có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hoá chất, đồng thời còn có tác dụng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ.
+ Ngành dệt - may hiện nay được phân bô' rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển, dựa trên nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo phong phú (như bông, lanh, lông cừu, tơ tàm, tơ sợi tổng hợp. ỉcn nhân tạo,..), nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Các nước có ngành dệt - may phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Nhật Bản,...
Công nghiệp thực phẩm
Cung cấp các sản phẩm nhàm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người về ăn, uống.
Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm chính cúa ngành trổng trọt, chăn nuôi và thuỳ sàn. Vì vậy, nó tạo điều kiện để tiêu thụ sàn phẩm nòng nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Thông qua việc chê biến, công nghiệp thực phẩm còn làm tăng thêm giá trị cúa sán phẩm nông nghiệp, tạo khá nãng xuất khẩu, tích luỹ vốn, góp phần cải thiện đời sống.
Sản phẩm của công nghiệp thực phẩm rất phong phú và da dạng (thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy và đóng hộp, chê' biến sữa, rượu bia, nước giải khát,...).
Công nghiệp thực phẩm có mặt ở mọi quốc gia trên thê' giới.
GỢI Ý TRÁ LỜI CÂU HÔI GIỮA BÀI
Tiết 1
Kết hợp bảng (trang 121 - SGK) với các hình 32.3, 32.4 (trang 123 - SGK), cm hãy nêu lèn đặc điểm phân bô' công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới.
Công nghiệp khai thác dầu mỏ phân bô' chủ yếu ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Trung Quốc, Mĩ Latinh và ở LB Nga, những nước có nhiều mỏ dầu với trữ lượng lớn.
Cóng nghiệp điện: Tập trưng chủ yếu ở các nước phát triển và nước công nghiệp hóa. Các nước có bình quân sán lượng điện theo đầu người cao nhất là Na-uy, Ca-na-da, Thụy Điền, Phần Lan, Cô-oet, Hoa Kì.
Đã giám tải
Tiết 2
Đã giảm tải
tìã giảm tải
Em hãy kế tên những mặt hàng của ngành công nghiệp thực phẩm đang dược tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
Rượu: Pháp, Nga...
Bia: Heniken, Tiger, Carlsberg, Sài Gòn, Hà Nội, Halida...
Nước giải khát: Pepsi, Côca cola...
Đường: Lam Son, Biên Hòa,...
Sữa: Vinamilk...
Đồ hộp: Vissan, Hạ Long...
GỢI Ý THỤC HIỆN CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP cuối BÀI
Tiết 1
Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940 - 2000. Giải'thích.
Cơ cấu sử dụng năng lượng có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng củi gỗ, than đá; tăng tỉ trọng dầu khí, năng lượng nguyên tử và năng lượng mới.
Trong nhiều thế kỉ qua, loài người đã tiêu dùng than, dầu mỏ, khí đốt nhanh hơn chúng được hình thành. Từ năm 1990 trở đi, cứ mỗi năm bình quân mỗi người tiêu dùng khoảng 1,7 tấn tương đương với dầu, tức gấp khoảng 25 lần trọng lượng của bản thân mình.
Trong thê' kỉ XX, do yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp, của công nghiệp hóa, ngành công nghiệp năng lượng được ưu tiên phát triển. Sự ra đời và phổ biến của máy hơi nước đã làm cho than đá trở thành nguồn nguyên liệu chính. Sau đó, dầu mỏ với những thuận lợi hơn trong việc sử dụng và vận chuyển, đã thay thê' than đá và trở thành năng lượng quy đổi. Tiếp theo, phương pháp sản xuất năng lượng điện với mức chi phí thấp đã trở thành năng lượng độc quyền. Do liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở nhiều nước đã dẫn đến việc tìm và sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân.
Cuối thê' kỉ XX, do sự cạn kiệt năng lượng than, dầu khí; do hiện tượng nhà kính, những cơn mưa axit, sự ô nhiễm các đại dương đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo (năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt...).
Đã giảm tải
Tiết 2
Em hãy nêu vai trò của ngành công nghiệp điện tử - tin học.
- Vai trò của ngành công nghiệp điện tử - tin học.
+ Đóng vai trò chú đạo trong hệ thống công nghiệp trên thê' giới ở thê' kỉ XXI nhằm đưa nền kinh tê' - xã hội lên một trình độ cao mới.
+ Là ngành kinh tê' mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tê' - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thê' giới.
Đã giâm tải
Dựa vào hình 32.9 (trang 130 - SGK), em hãy nhận xét đặc điểm phân bố sản xuất ô tô và máy thu hình trên thê' giới.
Sản xuất ô tô và máy thu hình tập trung chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển (Hoa Kì, Ca-na-đa, Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản), các nước Trung Quốc, Ân Độ, Hàn Quốc, Bra-xin, Tây Ban Nha, Ma-lai-xi-a. Đây là những nước có nguồn lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
CÂU HỎI Tự HỌC
Tiết 1
/. Vê pliân bô', khác với khai thác than và công nghiệp điện lực, khai thác dầu mỏ tập trung chủ yếu ở:
Các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn.
Cả các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Các nước phát triển.
Các nước đang phát triển.
Nước có sản lượng than lớn nhất trên thê'giới năm 2000 là:
A. Trung Quốc.	B. Hoa Kì.
c. Liên bang Nga.	D. An Độ.
Trữ lượng dần mó lớn nhất tlỉếgiới hiện nay thuộc về khu vực:
A. Bắc Mĩ.	B. Trung Đông.
c. Nam Mĩ.	D. Châu Phi.
Sản tượng diện theo bình quàn đáu người cao nhất thế giới thuộc vê:
A. Liên bang Nga.	B. Nhật Bản.
c. Hoa Kì.	D. Trung Quốc.
Tiết 2
7. Công nghiệp dệt - may dược phân bô' rộng rãi ở nhiều nước trẽn thê'giới, vì:
Dựa trên nguồn lao động dồi dào.
Dựa trên thị trường tiêu thụ rộng lớn.
c. Dựa trên nguồn nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo phong phú.
D. Tất cả đều đúng.
Công nghiệp sàn xuất hàng tiêu dùng là ngành không chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố:
A. Vận tải.	B. Lao động.
c. Thị trường tiêu thụ.	D. Nguồn nguyên liệu