Soạn Văn 7: Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích)

  • Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) trang 1
  • Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) trang 2
  • Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) trang 3
  • Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) trang 4
BÀI CA CÔN SƠN
(Đọc Thêm)
Nguyễn Trãi
KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả Nguyễn Trãi (,1380 - 1442) hiệu là ức Trai con của Nguyễn Phi Khanh, què ở Chí Linh, Hải Hưng. Ồng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Nhưng cuối cùng ông bị giết hại một cách oan khốc thảm thương năm 1442, mãi đến năm 1464 vua Lề Thánh Tông lèn ngôi mới rửa oan cho ông. Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
về tác phẩm: Với hình ảnh nhân vật ta giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Em dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích dịch trong bài “Côn Sơn ca” về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.
Côn Sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát, đặc điểm:
Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu
6 (đứng trước) và một câu 8 (đứng sau).
Số chữ: một cặp lục bát (6 - 8) có 14 chữ.
— Hiệp vần: vần chân và vần lưng.
+ Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).
+ Chữ thứ 8 của câu 8 hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).
Tất cả những chữ hiệp vần đều thanh bằng.
Câu 2. Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ “ta” và trả lời các câu hỏi.
Nhân vật ta là ai? Chính là tác giả Nguyễn Trãi.
Trong đoạn thơ có 5 từ “ta”, và rải đều trong mỗi cặp lục - bát; cứ sau mỗi cảnh đẹp được giới thiệu ở câu 6 - thì chữ “ta” lại có mặt ở vị trí câu 8 nhằm chỉ chủ thể thưởng thức cảnh đẹp.
+ Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta”:
Hình ảnh nhân vật “ta” xuất hiện mỗi lần một tâm thế khác nhau: lúc lắng nghe tiếng suối, lúc ngồi trên đá êm, lúc nằm dưới bóng thông xanh, lúc ngâm thơ giữa rừng trúc.
Qua những hình ảnh đó thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân, nhà thơ như đang đắm mình, đang thả hồn vào trong thiên nhiên hữu tình thơ mộng.
+ Nhận xét về sự so sánh:
Tiếng “suối rì rầm” được ví với “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phong” được ví với “chiều êm”. Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng tưởng tượng độc đáo, lãng mạn tài hoa của nhà thơ.
Em có thể tham khảo đoạn văn sau của Vũ Dương Quỹ:
“Trí tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hóa thành những vật dụng của con người, gần gũi thân thương với con người. Đôi tai nhạy cảm của thi sĩ đã thổi hồn vào tiếng suối, khiến cho nó vốn đơn điệu trở thành cây đàn đa thanh, cuốn hút, xúc giác tinh tế của nhà thơ đã hóa thân cho mặt đá vốn khô rắn thành mặt chiếu dịu êm”.
Câu 3. Cùng với hình ảnh nhân vật “ta”, cảnh tượng trong Côn
Sơn được gợi tả hằng những chỉ tiết nào? Hãy nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.
Cảnh tượng Côn Sơn: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.
Nhận xét: Cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình, khoáng đạt. Cảnh như bao bọc lấy con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó.
Câu 4. Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật “ta ngâm thơ nhàn” trong màu xanh mát của bóng trúc râm? Từ đó em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?
Hình ảnh “ta ngâm thơ nhàn”:
+ Qua câu thơ ta hình dung Nguyễn Trãi đang nằm giữa rừng trúc xanh mát bóng râm cất tiếng thơ ngâm để ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, để cùng thiên nhiên chia sẻ tâm tình của mình => con người và thiên nhiên gắn bó, hòa hợp với nhau. Thiên nhiên là người bạn tâm giao, người bạn tri âm tri kỉ của nhà thơ.
+ Không chỉ ở bài thơ này, mà ở nhiều bài thơ khác của Nguyễn
Trãi, chúng ta cũng bắt gặp sự gắn bó và giao hòa như thế giữa thiên nhiên và nhà thơ:
Núi láng giềng, chim bầu bạn Mây khách khứa, nguyệt anh em.
Cò nằm hạc lặn nên bầu bạn Âp ủ cùng ta làm cái con
Con người nhà thơ:
Qua đoạn thơ ta có thể hình dung Nguyễn Trãi là con người có tình yêu thiên nhiên say đắm, có phong thái ung dung, nhân cách cao nhã. Ông không màng danh lợi, xa lánh chốn bụi trần đua chen, sông hòa mình với thiên nhiên.
Câu 5. Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.
Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn: điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.
Tác dụng:
+ Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh + Niềm say đắm của người ngắm cảnh + Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” có gì giống và khác nhau?
Giống nhau:
+ Cả hai đều thể hiện tâm hồn hòa nhập với thiên nhiên.
+ Cả hai đều giống nhau ở sự so sánh, liên tưởng: nhạc của thiên nhiên với nhạc của con người => Sự tinh tế tài hoa của hai thi nhân.
Khác nhau:
+ Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn.
+ Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát.
Tư LIỆU THAM KHẢO
Côn Sơn ca là sự tiếp tục Bình Ngô đại cáo, cho ta hiểu thêm một Nguyễn Trãi anh hùng ở phương diện khác: dám sống thật với chính mình. Khía cạnh “con người” trong anh hùng Nguyễn Trãi chính là vẻ đẹp nhân bản đã nâng người anh hùng dân tộc lên tầm cao nhân loại.
(Lã Nhâm Thìn, Giảng văn văn học Việt Nam, Sđd)