Soạn Văn 7: Cổng trường mở ra

  • Cổng trường mở ra trang 1
  • Cổng trường mở ra trang 2
  • Cổng trường mở ra trang 3
  • Cổng trường mở ra trang 4
  • Cổng trường mở ra trang 5
Bail
cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Từ ghép
Liên kết trong văn bản
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
Lý Lan
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thèm tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đôi với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Tóm tắt nội dung của văn bản
“Cổng trường mở ra” ghi lại tâm trạng suy nghĩ miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con ngày mai khai trường vào lớp Một. Đứa con nhỏ thì vô tư, chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bản thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bước vào thế giới kì diệu.
Câu 2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chỉ tiết nào trong bài?
Tâm trạng của mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường.
Những chi tiết biểu hiện tâm trạng của mẹ:
Không ngủ được.
Mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
Nhìn con ngủ... đi xem lại những thứ đã chuẩn bị.
Những chi tiết biểu hiện tâm trạng của con:
Đêm nay con cũng có niềm háo hức.
Còn bây giờ giấc ngủ đến với con một cách dễ dàng.
Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm.
- Mẹ lên giường trằn trọc... Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình...
=> Tâm trạng của mẹ: Thao thức, bồn chồn triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được.
- Không có mối bận tâm nào khác ngoài việc thức dậy cho kịp giờ.
=> Tâm trạng của con: Ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành.
Câu 3. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chỉ tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?
a) Lí do người mẹ không ngủ được:
Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đôi với mỗi đời người.
Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường => kỉ niệm đẹp của cuộc đời.
Ngày khai trường của con đã làm sông dậy trong trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội, và của các quan chức nhà nước.
Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu.
ồ) Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn người mẹ:
“Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.
=> Đã hàng chục năm trôi qua thế mà bài văn trong buổi học đầu tiên ấy vẫn cứ khắc ghi như in trong tâm trí của người mẹ - “Sự khắc ghi vượt thời gian”.
Câu 4. Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không?
Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
— Người mẹ không trực tiếp nói với con, vì người con đã ngủ. Nhưng nếu cho rằng người mẹ muôn nói chuyện với con thì đây là cách nói gián tiếp.
Người mẹ đang tâm sự với ai? Vừa tâm sự với con nhưng chủ yếu là đang nói với chính mình, đang ôn lại những kí ức của mình -> độc tlioại nội tâm.
Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng, và nhân vật bộc lộ được cảm xúc một cách chân thành sâu sắc, tăng thêm tính trữ tình biểu cảm.
Câu 5. Câu văn nào nói lên tầm. quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là câu văn kết thúc tác phẩm: “Đi đi con, hãy can đảm lèn, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
Giải thích từ — cụm từ:
+ Can đảm: Là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khó hay nguy hiểm, khó khăn.
+ Thế giới này: Bao gồm tất cả nhân loại khắp năm châu bốn biển.
+ Thế giới kì diệu: Kì là lạ, diệu là đẹp. Kì diệu: vừa rất lạ, vừa rất đẹp.
=> Ý của cả câu: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.
Câu 6. Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thê giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
Theo em, đó là một thế giới vô cùng tuyệt diệu, bởi vì:
Em nhận biết được bao nhiêu điều mới lạ, bao nhiêu vốn tri thức phong phú của loài người: từ những cái gần gũi xung quanh như vì sao cây lại cần ánh sáng, đến những cái xa vời như bầu trời khí quyển và các định lí toán học, hóa học, vật lí...
Qua cánh cổng trường còn cho em rất nhiều bạn bè thân thương, thầy cô yêu kính, với những tình cảm chân thành cao quý.
Qua cánh cổng trường còn cho em hiểu và càng yêu thêm đất nước mình.
Câu 7. Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn cuối của văn bản.
Cảm nghĩ của em về đoạn văn cuối:
Đoạn văn thể hiện cảm xúc, ước vọng của người mẹ.
— Thâu tóm cô đúc nội dung của toàn bài.
— Như lời người mẹ đang thì thầm nói với đứa con của mình trong giây phút buông tay con ở cổng trường.
Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn văn rất đẹp giàu tính biểu cảm.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
— Lớp Một là lớp đầu tiên của cấp học trong hệ thông giáo dục
12 năm. Bất cứ cái gì đầu tiên cũng có sự thiêng liêng và ấn tượng đặc biệt.
Vào lớp Một đó là dấu hiệu chứng tỏ của sự khôn lớn của các bạn ở tuổi nhi đồng và không còn là em bé mẫu giáo nữa.
Tất cả các bạn vào lớp Một đều được sự quan tâm đặc biệt của ông bà, cha mẹ, thầy cô.
Câu 2. Viết một đoạn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trưởng đầu tiên của mình.
Em có thể viết đoạn văn dựa trên gợi ý sau:
Tâm trạng của em trong đêm trước ngày khai trường.
Sự chuẩn bị về áo quần, cặp sách.
Buổi sáng hôm ấy bầu trời, đường phố ra sao?
Đến trường em thấy khung cảnh và không khí như thế nào?
Ngôi trường có gì khác so với thường ngày.
Các bạn của em như thế nào?
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của nhân vật người mẹ.
Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của chính mình. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghi, tình cảm của nhân vật, cũng chính là của tác giả. Nói khác đi, đây là một kiểu văn chương trữ tình, có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ. Nhân vật người mẹ trong bài văn cứ thủ thỉ tâm tình tự nói với mình, theo kiểu “một mình mình biết, một mình mình hay”. Nhà văn cũng vậy, không có ý răn bảo ai bằng những lời khô cứng mà hóa thân vào nhân vật để tâm sự với bạn đọc, rất nhẹ nhàng, rất tinh tế mà vô cùng thấm thìa, lay mạnh ý nghĩ và tình cảm người đọc.
{Theo Vũ Dương Quỹ - Bình giảng Ngữ văn 6)