Soạn Văn 7: Mùa xuân của tôi

  • Mùa xuân của tôi trang 1
  • Mùa xuân của tôi trang 2
  • Mùa xuân của tôi trang 3
  • Mùa xuân của tôi trang 4
  • Mùa xuân của tôi trang 5
MÙA XUÂN CỦA TÔI
Vũ Bằng
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả Vũ Bằng 11913 - 1984) sinh tại Hà Nội sáng tác từ trước Cách mạng 8/1945 có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1945, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động Cách mạng.
về tác phẩm bài văn này được trích từ thiên tùy bút “Tháng gièng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập bút kí “Thương nhớ mười hai”, sáng tác trong thời gian tác giả sống ở trong vùng kiểm soát của Mĩ ngụy, xa cách quê hương đất bắc.
Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận tái hiện trong nỗi thương nhớ da diết của một người xa quê. Bài tùy bút đã biểu lộ chân thực và cụ thể tình yèu quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả.
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khỉ viết bài này?
— Bài văn cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.
Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả
+ Tác giả viết bài này khi đang ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ ngụy, sống xa quê hương, xa Hà Nội.
+ Tâm trạng nhó' thương da diết của người con sống ở phương
Nam nhó' về đất Bắc.
Câu 2. Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.
Bài văn này chỉ là một phần của tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” (tiêu đề của bài do người biên soạn đặt) tuy vậy vẫn có bố cục hoàn chỉnh - ta có thể chia làm ba phần như sau:
+ Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): say mê mùa xuân là một điều tất yếu tự nhiên.
+ Phần 2 (tiếp đến “mở hội liên hoan”): không khí và cảnh sắc mùa xuân ỏ' Hà Nội.
+ Phần 3 (còn lại): mùa xuân sau rằm tháng giêng
Ba phần trên đây liên kết với nhau khá chặt chẽ, theo dòng cảm xúc hồi tưởng của tác giả.
Câu 3. Đọc đoạn văn từ “Tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết: cách gợi tả về mùa xuân, sức sống mùa xuân và giọng điệu ngôn ngữ của tác giả. à) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội
Cảnh sắc của đất trời
+ Màu sắc: Màu sông xanh, núi tím đắm say mộng ước.
+ Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy
lội, cái rét ngọt ngào.
+ Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trông chèo, ấn tượng nhất là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
Cảnh xuân trong lòng người
+ Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên.
+ Không khí gia đình: Đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.
+ Lòng người ngày xuân: Thấy ấm lạ lùng, vui như mở hội liên hoan. => Đó là những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người
là nét văn hóa truyền thông của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.
6) Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa
xuân đến
Sức sống của thiển nliiền: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cốì nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn...
-Sức sống của con người: nhựa sống trong người căng lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương.
+ Tình cảm của tác giả: mở cửa đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.
=> Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
c) Nhận xét về ngôn ngữ giọng điệu
Ngôn ngữ thiên về gợi cảm, không nhằm mục đích tái hiện cụ thể chi tiết, hình ảnh mà thể hiện linh hồn, sức sông của cảnh xuân.
Giọng điệu trữ tình da diết như nhân lên trong lòng người cái sức sông bất diệt của mùa xuân.
Câu 4. Đọc lại đoạn văn tù “Đẹp quả đi” đến hết và tìm hiểu: không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng? Sự tinh tế và nhạy cảm của tác giả?
a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm thảng giêng
Tất cả đều thay đổi, chuyển biến từ bầu trời, mặt đất, không khí cho đến sắc màu, từ cảnh sắc thiên nhiên cho đến sinh hoạt con người.
Cảnh sắc thiên nhiên
+ Đào: hơi phai nhưng nhụy hãy còn phong.
+ Cỏ: không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
+ Mưa xuân: Thay thế cho mưa phùn.
+ Bầu trời: Hiện lên những làn sáng hồng hồng.
Không khí sinh hoạt
+ Bữa cơm: đã trở về giản dị, thịt mỡ dưa hành đã hết
+ Cánh màn điều: treo ở bàn thờ ông vải đã hạ xuống
+ Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật
=> Không khí sinh hoạt đã trở về nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên dù có thay đổi chút ít nhưng vẫn rất đẹp, vẫn làm đắm say lòng người bởi cái mới mẻ của nó.
6) Ngòi bút tác giả
Đoạn văn này đã bộc lộ sự quan sát và cảm nhận tinh tế nhạy cảm của tác giả, một ngòi bút tài hoa đằm thắm, sâu lắng.
Tác giả là người am hiểu rất kĩ càng những phong tục tập quán của đời sống tâm hồn người Việt; đồng thời là người rất yêu thiên nhiên trân trọng sự sông và biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sông, của thiên nhiên mới viết lên được những câu văn lung linh và truyền cảm đến như thế.
Ngôn ngữ linh hoạt có hồn, luôn luôn vận động, so sánh chuẩn xác giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt.
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả.
Dựa vào phần đã phân tích ở trên, em có thể viết về cảm nhận của mình trên co' sở những ý sau đây:
Mùa xuân xây mộng ước mơ.
Mùa xuân tràn đầy sức sông.
Mùa xuân đằm thắm yêu thương.
Mùa xuân đoàn tụ sum vầy.
— Mùa xuân đậm đà bản sắc dân tộc.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Đọc diễn cảm
Chú ý ngắt giọng - lên bổng xuống trầm - đặc biệt là giọng nhớ thương hoài niệm.
Câu 2. Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.
Trong làn nắng ửng khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiền lí bóng xuân sang
(Hàn Mặc Tử)
Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc ơi con chim chiền chiện Iỉót chi mà vang trời
(Thanh Hải)
Của ong bướm này dây tuần tháng mật Này đây hoa của dồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến oanh này dây khúc si tình
(Xuân Diệu)
Tư LIỆU THAM KHẢO
Mùa xuân. Đoạn văn xuôi tùy bút, ngẫu hứng y như đoạn thơ trữ tình mà ở đó, cái tôi nhà văn trở thành một thi sĩ đa tình, say đắm, đáng cảm thông. Đọng lại của cảnh sắc mùa xuân ỉlà Nội và nỗi nhớ quê hương của Vũ Bằng là hình ảnh gia đình người Hà Nội bày cỗ đón xuân, bái vọng tổ tiên trở về vui xuân cùng con cháu: “Nhang trầm, đèn nến và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tố tiên làm cho lòng anh ấm lạ lùng...”. Cảnh sắc mùa xuân không chỉ hiện lên bằng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn hiện lên bằng những nét đẹp trong cuộc sông nghĩa tình cua con người. Đó là nét văn hóa truyền thông của Hà Nội thủ đô, của đất Bắc, của Việt Nam, quê hương chúng ta.
(Theo Vũ Dương Quỹ Iìình giảng Ngữ văn 7)