Soạn Văn 7: Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình

  • Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình trang 1
  • Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình trang 2
  • Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình trang 3
  • Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình trang 4
Bài 3
Ca dao, dân ca
Từ láy
Các bước tạo lập văn bản
Bài viết số 1 - một số bài văn tham khảo
CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VE TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Khái niệm về ca dao, dân ca
Trước khi đi tìm hiểu những bài ca dao, chúng ta cần nắm được khái niệm thế nào là ca dao, dân ca; có rất nhiều các định nghĩa, nhưng ý cơ bản là:
Ca dao: là những lời thơ dân gian.
Dân ca: là những câu hát kết hợp lời thơ với âm nhạc.
Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình tức là thể hiện tâm tư, tình cảm, cảm xúc hay còn gọi là thế giới nội tâm của con người.
Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tìm hiểu của ca dao, dân ca. Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời ru của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của cháu nói về ông bà, cha mẹ và thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tình cảm, nhắc nhớ về công ơn sinh thành, về tình mẫu tủ và tình anh em ruột thịt.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định được như vậy?
Muốn xác định chủ thể của từng bài ca dao ta phải căn cứ vào:
Nội dung tình cảm của từng bài
Những từ ngữ cụ thể: cách xưng hô, cách gọi
Bài một:
Lời của mẹ nói với con qua lời hát ru.
Dấu hiệu ngôn ngữ: “con ơi”.
Bài hai:
— Lời của anh em ruột thịt tâm sự bảo ban nhau, hoặc cũng có thể lời của ông bà, cha mẹ... răn dạy con cháu.
Dấu hiệu ngôn ngữ: anh, em.
=> Người mẹ, người con gái, người cháu, người anh còn được gọi là nhân vật trữ tình của bài ca dao.
Câu 2. Tình cảm mà bài một muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ hình ảnh, âm điệu của bài ca này. Tìm những câu ca dao cùng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự.
a) Nội dung tình cảm mà bài ca dao muốn diễn đạt + Có lẽ đây là bài ca dao đã gảy đúng sợi dây tình cảm thiêng
liêng nhất, tha thiết nhất trong trái tim mỗi người, tình cảm đôi với cha mẹ.
Nội dung của bài ca dao là lời nhắc nhở con cái về công lao trời biển của cha mẹ.
Là sự nhắn nhủ bổn phận và trách nhiệm làm con không bao giờ được quên công lao ấy.
ố) Cái hay của bài thơ
Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh ví von:
Công cha được so sánh với núi “ngất trời”. Nghĩa mẹ được so sánh với nước “biển Đông”. Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao.
+ Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn không thể nào kể hết được.
+ Cha uy nghiêm, vững chãi được so sánh với núi. Mẹ dịu dàng, bao dung được so sánh với biển. Cách so sánh đầy thú vị phù hợp với tính cách của mỗi người.
Biện pháp đối xứng: làm khắc sâu thêm ấn tượng công cha đối xứng với nghĩa mẹ, núi đối xứng với biển.
Từ “công” là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành “cù lao chín chữ” để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.
Thể thơ lục bát mềm mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng:
Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.
Những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ
•	Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là dạo con.
•	Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày, thức đủ năm canh...
Câu 3. Trong bài bốn tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?
— Cách diễn tả:
+ “Nào phải người xa”, sự nhắc nhở nhẹ nhàng, để người nghe giật mình suy ngẫm.
+ Điệp từ cùng'
cùng chung - bác mẹ
những cái thiêng liêng,
cùng thân - một nhà
quan trọng nhất của đời người
Cách so sánh: Anh em như chân với tay —> so sánh cụ thể, gần gũi:
-> Chân, tay là những bộ phận của cơ thể con người gắn bó từng
đường gân mạch máu, kết hợp với nhau trong mọi hành động không thể có cái này mà không có cái kia.
Ý nghĩa bài ca dao: Nhắc nhở anh em phải đoàn kết yêu thương nhau, nương tựa vào nhau, để cha mẹ vui lòng. Và đây cũng là lẽ sống còn như tay chân không thể thiếu nhau.
Câu 4. Những biện pháp nghệ thuật nào cả bốn bài ca dao sử dụng?
Bốn bài ca dao đều sử dụng những biện pháp nghệ thuật sau:
— Đều được làm bằng thể thơ lục bát
Sử dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc như: núi, biển, nuột lạt, chân, tay
Âm điệu tâm tình ngọt ngào, tựa như lời nhắn nhủ
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?
— Bổn bài ca dao đều nói về tình cảm gia đình: đó là tình cha con, mẹ con, con cháu đối với ông bà, tình anh em một nhà gắn bó.
- Đó là những tình cảm ruột thịt thiêng liêng mà bất cứ con người nào cũng có và cũng cần phải bảo vệ.
=> Điều này có trong ghi nhớ, em hãy học thuộc.
Câu 2. Ngoài những bài ca dao được học và đọc thêm trong
sách gỉáo khoa, em hãy tìm đọc và chép lại một sô bài ca khác có nội dung tương tự.
Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con
Chiều chiều xách giỏ hái rau Nhìn lên mả mẹ ruột đau như dần.
Đói lòng ăn hột chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Bà con vì tổ vì tiên
Không phải vì tiền vì gạo.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Trong cái gọi là ruột đau chín chiều ấy, nỗi nhớ quê nhà hòa lẫn hoài niệm về thời thơ ấu vô tư trong vòng tay ôm ấp của mẹ, tình thương mẹ, nhớ quê chen lẫn cả niềm cay đắng, xót xa cho thân phận làm dâu hiện tại. Giữa cặp mắt đau đáu ngóng trông về quê mẹ ở vế đầu với sự cảm nhận về nỗi đau mọi bề ở vế còn lại (câu 8 tiếng) có mối liên hệ ngầm thật sâu sắc, tinh tế.
{Theo Lê Trường Phát, Ca dao, dân ca - đẹp và hay,
NXB Trẻ, 2003)