Soạn Văn 7: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm (làm tại lớp)

  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm (làm tại lớp) trang 6
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 2 - VĂN BIEU CẢM
(Làm tại lớp)
Đề bài: Loài cây em yêu
Em có thể chọn bất cứ loại cây nào: tre, dừa, chuối, cau, mai, đào, lay dơn, vú sữa, mãng cầu, đu đủ...
Một số bài văn tham khảo.
CÂY HOA GIẤY
Hoa giấy, cái tên mới thoạt nghe đã thấy mỏng manh rồi phải không bạn? Em cũng đã rất ngạc nhiên phải hỏi đi hỏi lại mẹ hai ba lần, khi nhà em dọn đến ngôi nhà mới và thấy cây hoa giấy đứng ngay trước cổng chào mọi người.
Thú thật, ban đầu nhìn nó, em không có cảm tình mấy. Mặc dù thuộc loại họ leo nhưng thân cây không mảnh mai mềm mại như ti gôn hay tầm xuân. Đã thế cô nàng còn mang trên mình đầy những chiếc gai, lỡ sơ ý chạm vào là bị đâm đau điếng. May còn chút an ủi là những chiếc lá nhỏ bé mỏng tanh hình bầu dục trông rất dễ thương.
Cây hoa giấy nhà em có lẽ có lâu lắm rồi, dễ đến ba, bốn chục năm tuổi là ít. Theo lời bà chủ nhà cũ kể lại thì mẹ của bà đã trồng cây hoa giấy này vào ngày bà lấy chồng, trồng hoa để nhớ con gái đi lấy chồng xa. Bởi vậy thân cây có màu đồng gĩ và bắt đầu nổi lên những khôi u sần sùi của sự già nua. Những cành lá chồng xếp lên nhau xòe ra như một cái dù che nắng cho một khoảng sân rộng trước nhà.
Hoa giấy hầu như nở suốt quanh năm, nhưng vào độ Tết đến xuân về là rực rỡ nhất. Những bông hoa giấy tầng tầng, lớp lớp chồng xếp lên nhau làm trĩu cả cành chúc xuống mặt đất. Hoa giấy mọc thành từng chùm, nhưng chùm hoa chúm chím úp vào nhau như búp sen hé nở chứ không xòe ra từng cánh như hoa mai, hoa đào, mỗi hoa có ba chiếc nhụy vươn nhô lên như chiếc râu nhỏ của chú dế mèn. Điều riêng biệt của hoa giấy là cánh hoa giông y như chiếc lá chỉ có khác biệt về màu sắc. Hoa giấy có rất nhiều màu: trắng, đỏ sẫm, tím và hồng cánh sen. Em thích nhất là màu hồng cánh sen, vừa lộng lẫy lại vừa dịu dàng.
Mẹ em bảo hoa giấy là loài hoa dễ tính nhất và có sức sống mãnh liệt nhất trong tất cả các loài hoa. Không cần phải chăm bón, thậm chí bị lãng quên mà hoa vẫn cứ sống được. Dù trồng ở đâu: trong chậu, bờ rào, đất khô, đất nước hay đồi cát sỏi cằn, hoa vẫn cứ dẻo dai bền chặt và đơm bông khoe sắc. Em còn phát hiện thêm một điều thú vị: hoa giấy còn là một nữ vệ sĩ cừ khôi. Chính những cái gai của nó là một vũ khí cực kì lợi hại. Có một đêm, tên trộm lọt vào nhà em. Khi bị phát hiện, hắn đã cuống cuồng leo lên cổng để chuồn ra ngoài nhưng giàn hoa giấy đã làm cho tên trộm bị vướng và bị bắt ngay tại chỗ. Sau lần ấy chẳng còn có tên trộm nào dám bén mảng vào nhà em nữa.
Em rất yêu giàn hoa giấy nhà mình. Mỗi buổi sáng đi học, em lại thì thầm với hoa nói lời tạm biệt. Buổi trưa, lúc em trở về nhà từ đằng xa đã thấy hoa giấy vẫy tay rối rít. Trong số các bạn có ai muốn trồng hoa giấy không? Mình sẽ chiết cành ươm cho bạn để tất cả ngôi nhà của bọn mình đều có hoa giấy nhé.
CÂY CAU
Nhà ngoại em ở nông thôn nên đất rộng, cả khu vườn rộng tới gần ba ngàn mét vuông rộng mênh mông, có đủ thứ cây trái: mãng cầu, măng cụt, mít, xoài, mận, ổi... Những thứ cây đó ngon tuyệt vời, nhưng loài cây gây cho em sự chú ý nhiều nhất lại là hai hàng cau thẳng tắp trước sân nhà.
Không như những loại cây khác trong vườn xum xuê rậm rạp, choáng một góc lớn, cau mảnh khảnh nép mình chỉ với chỗ đứng rất khiêm nhường bé nhỏ. Thân cây nhỏ mảnh mai như dáng người thiếu nữ đang đứng ngóng trông đợi chờ ai đó. Bao giờ cau cũng là cây cao nhất vườn, có lẽ vì hạn hẹp về chiều ngang mà cau vươn mình chiếm lĩnh chiều cao để không thua bè kém bạn. Mỗi lần về ngoại chơi, từ đằng xa em đã thấy những tàu cau vẫy vẫy chào đón. Những tàu lá cau uốn cong như một cánh cung mềm mại, mỗi tàu lại chia ra nhiều lá nhỏ, mỗi cây chỉ khoảng bảy tám tàu mà thôi. Bởi vậy, dưới gốc cau ngoại em vẫn trồng thêm cây trầu. Trầu dựa vào thân cau mà leo lên quấn quýt, gợi nhó' về sự tích trầu cau cảm động lòng người. Cau càng già thân càng bạc vì nắng, vì gió sương, vì đã dâng cho người những buồng cau xanh ngon nặng trĩu.
Trên bàn thờ nhà ngoại, không lúc nào không có những trái cau mũm mĩm được bổ ra làm tư hay làm sáu cùng với những miếng trầu têm cánh phượng để cúng ông bà, tổ tiên. Ngoại em rất thích ăn trầu nên răng ngoại rất bền, đã 70 mà vẫn chưa rụng, chưa sâu một cái nào.
Những đêm hè nằm trên chiếc chõng tre cùng ngoại, vừa nghe ngoại kể chuyện cổ tích vừa ngắm bóng những tàu cau vờn trên sân thật thú vị. Thích nhất là mùa cau trổ bông, hoa cau thơm ngát tỏa khắp khu vườn dịu nhẹ. Hương cau thơm thanh khiết không nồng như dạ hương. Những đêm mưa hoa cau rụng đầy gốc trắng xóa, tiếc ngơ ngẩn.
Rời khỏi nhà ngoại đã khá xa, ngoái đầu nhìn lại em vẫn thấy hàng cau kiễng chân nhìn theo lưu luyến. Em giơ tay vẫy hẹn sẽ trở lại trong thời gian sớm nhất. Trong hành lí mang theo trở lại thành phố bao giờ em cũng có một chiếc quạt bằng mo cau do chính ngoại em làm.
HOA SEN
Trên khắp đất nước bao la, nơi nào có một chút đầm hồ là nơi ấy có một loài hoa quý, ai cũng yêu mến, nhất là trẻ con. Cây hoa ấy giông như con nhà nghèo sông lam lũ trong đất bùn nhưng không chịu hèn kém mà vẫn cao sang, vừa xinh đẹp vừa sẵn sàng chia sẻ hết mình cho người khác.
Từ bao giờ nhỉ? Từ cụ kị ông bà cho đến cha mẹ và nay là ta, vẫn gặp hoa sen. Bão giông không làm hoa sợ, nắng gắt hoa vẫn cứ tươi cười. Mới nhú lên hoa là chiếc ngòi bút. Khi nở xòe là mặt trời không tỏa nắng nhưng ngát hương thơm làm cho thôn làng thơm tho như được xức một thứ nước hoa của trời đất kết thành.
Màu đỏ gọi là “màu cánh sen” thật riêng biệt. Không chói chang cũng không nhợt nhạt, hình như chỉ đủ lòng ta xao xuyến bâng khuâng mỗi khi nhớ về quê hương có những đầm sen lá xanh bông trắng, bông hồng.
Có ai khi bé không thích thú được một bông hoa sen. Màu đẹp, hương thơm. Ngắt cánh hoa làm con thuyền mơ tưởng đến xứ sở thần tiên, cái nhị vàng buộc chỉ thả xuống, nó xóc như một người làm xiếc. Gương sen non hạt còn rỗng, đập vào trán kêu đánh bép mà chơi đô" nhau rồi thong thả đưa nó vào hàm răng sún mà nhai, như nhai cả nắng gió thoang thoảng mùi hương trên đồng lúa xanh và bàng bạc ánh trắng cùng màu hoa đã vào hồn ta nghìn năm vẫn mới.
Cây sen cho người tất cả thân mình. Hạt già làm mứt sen ngày tết. Lá sen để gói xôi, gói cốm. Chiếc ngó sen nằm suốt đời bí mật trong bùn cũng thành thuốc bổ, thuốc an thần. Nhị trắng nho nhỏ như những hạt vừng gọi là “gạo sen” được người lớn đem ướp trà thành một thứ trà quý hiếm.
Chỉ có Đức Phật mới được ngồi trên “tòa sen” cao sang và đáng kính trọng, nói cách khác, hoa sen là một loài hoa mọc ở chỗ bùn đất tầm thường trở nên cao quý.
Lạ một điều bẻ các cuông hoa, luôn gặp những sợi to' vương vấn. Phải chăng đó là bồn hoa, hồn cây, hồn quê hương nhắc ta đừng bao giờ quên đất mẹ, đừng quên nơi sinh thành.
Màu hoa đỏ đã thơm. Đến cái lá cũng thơm. Có một tàu lá sen che đầu trên đường đi học về, là ta có một chiếc ô màu xanh, cứ ngan ngát cùng ta như người bạn, với câu ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen...
Cây tre quanh làng, cây sen trong đầm, trong ao... Quê hương ta thành nơi đẹp ngàn đời và sẽ còn là mãi mãi...
(Theo Băng Sơn)
CÂY RAU MUỐNG
Con đường làng phủ rỢp màu xanh cây rau muống, góc sân, vườn nhà cũng ngập tràn trong sắc màu xanh thẫm dịu hiền của cây rau muông thân thương. Và dường như cả tuổi thơ ngọt ngào của tôi cũng được tắm trong màu xanh kì diệu tới quen thuộc của người bạn rau muống mến yêu.
Rau muống sông một cuộc đời giản dị tới nỗi mà nhiều khi bị người ta coi rẻ, khinh thường. Bất cứ ở đâu, bất kì ở chỗ nào, chỉ cần một khoảng đất trống là cây rau muông có thể mọc lên, cho dù đất đai cằn cỗi, sỏi đá, cây vẫn xanh tốt một cách rắn rỏi và kiên cường tới kì lạ. Cây rau muông mọc thành hàng, thành lối, thành xóm, thành làng trong vườn nhà tôi. Chúng sống quây quần, đầm ấm bên nhau, sẻ chia cho nhau từng giọt nước, hạt phân, che chở, bảo vệ nhau khi bão tố. Chúng vươn những cánh tay xanh thẫm lên bầu trời, đón lấy từng giọt nắng vàng tươi như mật ngọt, từng cơn gió ông trời ban tặng. Cả rừng tay ấy vô tình tạo nên một tấm thảm xanh mượt mà, óng ả như thảm nhung đắt tiền. Cứ như là bàn tay tạo hóa sắp đặt: màu xanh tươi mát của rau muống làm dịu đi cái nắng chói chang, oi ả của ngày hè, cái rực đỏ của những chùm hoa phượng đang bùng cháy như những ngọn lửa hồng tươi.
Cứ mỗi khi nàng tiên mùa xuân về thì muôn hoa thi nhau sắc thắm, vạn vật nảy nở, sinh sôi. Thế nhưng chẳng hiểu tại sao, lòng tôi cứ cảm thấy thiếu vắng một thứ gì đó. Cái vị đậm đà của thịt cá, của bánh chưng, của giò chả làm tôi thấy ngán. Tôi thèm có bát canh rau muống luộc dầm sấu, từng giọt nước canh trôi vào cổ họng, thấm vào da thịt cái mát mẻ, sảng khoái lạ lùng. Tôi thèm được nếm lại cái vị khi đưa cọng rau muống lên miệng và nghe nó tan dần trên lưỡi. Ôi! Những món ăn thật dân dã và bình dị mà sao tôi thấy ngon thế, quý thế! Hơn cả những món thịt, cá, giò, chả, cao lương mĩ vị kia!
Rồi cô tiên mùa hạ cũng mang giỏ nắng đầy ắp tới. Tôi nghe lòng mình rạo rực niềm vui khi tràn ngập trên đường tiếng ve râm ran trong những nắng vàng tươi xuống mặt đất, khi ngồi ngắm dải sông Ngân ngoài hè và cảm nhận từng cơn gió hè thổi tới. Một chiều đi học về, lòng tôi bỗng bừng một niềm vui khôn xiết khó tả khi nhìn thấy khu vườn bên cạnh nhà tôi xanh rờn chòm rau muống. Tôi vội vã chạy về nhà thì thấy bố mẹ tôi đang chăm bón rau muống. Tôi khẽ mỉm cười, một nụ cười sung sướng mãn nguyện. Tối đó, tôi ngồi trên hè, mắt đau đậu nhìn ra vườn, nơi gia đình rau muông đang được “phục sinh”. Tôi nở niềm vui, lung linh như những vì sao trên nền trời đen thẫm. Rồi chẳng bao lâu, vườn nhà tôi lại ngập tràn một màu xanh yêu thương của cây rau muống. Từng bàn tay xanh thẫm lại vươn lên trời cao, rung rinh trước gió như vẫy chào mọi người. Hình như rau muống rất vui, chúng cứ chao nghiêng và uốn lượn theo gió như đang hát một bài ca mùa hè, như những cánh chim trời đang bay lượn, thả mình vào làn gió quê êm đềm, thả hồn mình vào đất trời quê hương. Cây rau muông thích nhất trời mưa. Những hạt mưa rơi xuống tắm mát cho chúng, đùa vui với chúng như những người bạn thân thiết. Sau cơn mưa, rau muống xanh mỡ màng, thật thích mắt biết bao!
Thu sang, rau muống không còn cao vổng lên và tươi non nữa. Giờ đây, từng cọng rau muống chỉ nhỏ nhắn như chiếc đũa và già đi nhiều so với trước. Vì lúc này, xuất hiện những bông hoa rau muông xinh tươi dịu dàng, mỏng manh và yếu đuối như một cô thôn nữ. Hoa trắng phớt tím một sắc màu đẹp kì ảo, tạo cho ta cảm giác thấy nó thật êm dịu và nhẹ nhàng. Tôi thường ngắt một bông hoa rau muông đặt trên bàn học.
ơ bên rau muống, tôi cảm thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản và trào dâng một niềm vui lạ kì.
Mùa đông giá rét lại quay về. Cái không khí lạnh giá tới buốt người xóa đi dấu vết của cây rau muông yêu thương. Tôi nhìn qua cửa sổ và nhớ lại hình ảnh của cây rau muống - người bạn thân thiết của tôi. Tôi thầm mong thời gian quay ngược trở lại, để tôi được trông thấy bóng dáng màu xanh thân yêu của cây rau muông.
Người dân Việt Nam dường như đã coi rau muống là một món ăn dân dã, quen thuộc và gần gũi. Cây rau muống đã thấm sâu vào tâm hồn của người dân Việt và nhẹ nhàng đi vào ca dao một cách thản nhiên:
“Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương...”
Dù đi đâu, về đâu, con người nơi đây vẫn nhớ về bát canh rau muông, về miếng cà giòn tan dầm trong bát tương chấm cổ truyền như nhớ về cội nguồn, nhớ về quê hương yêu dấu.
Cây rau muống như một người bạn tô đậm sắc tươi xanh trong quãng tuổi thơ êm đẹp của tôi. Màu xanh ấy thanh lọc tâm hồn tôi, giúp tôi bước vào vòng xoáy của cuộc đời tự tin và vững vàng hơn. Tôi yêu tha thiết cây rau muông như yêu cha mẹ, anh em, quê cha đất tổ. Dù những khó khăn trên con đường đời có làm tôi vấp ngã thì người bạn tốt nhất của tôi sẽ lại nâng tôi dậy và dìu tôi đi tiếp trên con đường tràn ngập một màu xanh hiền dịu và yêu thương. Người bạn đó chính là cây rau muông.
{Theo Nguyễn Thanh Mai, Nguyễn Phương Thảo, Lê Phương Dung - Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 7, tập I\